Đọc bút ký “Bản tình ca khúc khuỷu” để “Chạm ngõ đàn bà”

KTĐT| 27/03/2022 18:01

Ngày 26/3, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (TP Hồ Chí Minh), nhà báo, nhà văn Nguyễn Hồng Lam đã ra mắt cuốn sách “Bản tình ca khúc khuỷu” do Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ ấn hành.

“Bản tình ca khúc khuỷu” là tập hợp 16 bài viết về số phận những người phụ nữ vô danh. Nhưng tất cả họ đều có một điểm chung đó những cuộc đời buồn trĩu đầy bất hạnh, nhưng đằng sau đó là cuộc sống đầy nghị lực và lạc quan sống.
Buổi giao lưu giới thiệu sách
Buổi giao lưu giới  thiệu sách "Bản tình ca khúc khuỷu" với chủ đề "Chạm ngõ đàn bà"

Tác giả Nguyễn Hồng Lam chia sẻ: "Tất cả những nhân vật trong “Bản tình ca khúc khuỷu” mà bạn đang cầm trên tay đều không nổi tiếng. Nhưng với tôi, họ đều là những cuộc đời kỳ vĩ. Cuộc đời, hoặc phần đời im lặng nào đó của họ đã nói rất nhiều điều, nhiều hơn tất cả những gì họ có thể kể, khiến người khác, ít nhất là khiến tôi, đôi khi, phải tự nhủ mình im lặng để mà suy nghĩ.

Họ sống như đã sống, sống xứng đáng, vì đơn giản đó đều là những con người đã sống đến kiệt cùng đời họ, đi đến nấc giản dị cuối cùng mà thiên chức buộc họ phải trót mang. Thiên chức ấy có tên chúng là ngõ đàn bà. Ở đó, niềm vui thoáng qua, nỗi buồn thì đọng mãi”.

Tác giả Nguyễn Hồng Lam ký tặng sách cho độc giả.
Tác giả Nguyễn Hồng Lam ký tặng sách cho độc giả.

Cũng tại buổi giao lưu, TS Hà Thanh Vân đã cho rằng: "Xuyên suốt tác phẩm “Bản tình ca khúc khuỷu”, dường như những người phụ nữ, từ vô danh đến nổi tiếng, từ một em gái miệt vườn Tây Nam Bộ như cô Út “Về xứ Bốn Ngàn” đến cô tiểu thư đài các Katherin Trinh Mây xứ Campuchia “Cuộc tình bi thảm của một người đảo chính”, từ bà mẹ của một gia đình có 4 người mù “Ballade nơi dòng sông không chảy” đến o Lê Thị Nhị, nguyên mẫu trong bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của nhà thơ Phạm Tiến Duật “Vu vơ sợi khói đốt thuyền”, từ người đàn bà Nguyễn Thị Tâm đi hầu kiện chồng “Tình sử không ghi trong cáo trạng” đến người phụ nữ trí thức dấn thân năm xưa Cao Thị Quế Hương “Người đàn bà chờ” đều giống nhau ở một tấm lòng: Yêu thương, chịu đựng và hy sinh, nhận lấy những thiệt thòi về bản thân mình".

“Hai bà mẹ xóm Cồn” là câu chuyện có thể lấy nước mắt của những người đàn ông gan góc nhất. Cuộc đời của mẹ Toán, mẹ Gặp dường như là chỉ 2 trong vô số cuộc đời những người phụ nữ đi qua chiến tranh và còn lại mỗi bản thân mình với hai bàn tay trắng, nỗi cô độc và nỗi buồn mênh mang...

Những thân phận phụ nữ như vậy khiến độc giả chợt nhận ra rằng: "Phụ nữ có thể không sợ nghèo, không sợ chết, không sợ thiệt thòi… họ chỉ sợ không được yêu thương ai đó và không được ai đó yêu thương".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Đọc bút ký “Bản tình ca khúc khuỷu” để “Chạm ngõ đàn bà”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO