Điều lệ trường tiểu học mới: Tạo bước chuyển trong giáo dục học sinh

Hanoimoi| 18/09/2020 07:48

Như Báo đã đưa tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học. Tinh thần xuyên suốt của Thông tư là định hướng việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh, tôn trọng và tăng cường hỗ trợ học sinh tiến bộ; chấm dứt việc nhắc nhở, phê bình học sinh trước cả lớp, trước cả trường và trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Điều lệ trường tiểu học mới: Tạo bước chuyển trong giáo dục học sinh
Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Điều lệ trường tiểu học mới đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cả những người trong và ngoài ngành Giáo dục với kỳ vọng sẽ tạo nên bước chuyển biến mạnh trong công tác giáo dục học sinh ở trường tiểu học - cấp học được coi là nền tảng để học sinh hình thành nhân cách, kỹ năng, sẵn sàng cho việc học tập, rèn luyện có chất lượng một cách bền vững ở các cấp học sau.

Các bậc phụ huynh học sinh tiểu học có lẽ là những người vui mừng nhất với quy định mới của Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 4-9-2020.

Với góc độ là nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, bà Nguyễn Thị Thúy Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ) nhận định, các biện pháp kỷ luật học sinh theo Điều lệ trường tiểu học mới ban hành mang tính nhân văn và tính giáo dục cao. Nội dung đáng chú ý ở điều lệ mới là nêu rõ trách nhiệm của giáo viên khi học sinh mắc khuyết điểm là “hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn” hoặc phối hợp với cha mẹ học sinh giúp con khắc phục khuyết điểm chứ không đơn thuần chỉ là thông báo những sai phạm của học sinh cho phụ huynh như trước nữa. Điều này không chỉ nâng cao trách nhiệm của giáo viên mà còn huy động sự chung sức của cả cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh, đồng hành và giúp đỡ học sinh tiến bộ.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ đánh giá, Điều lệ trường tiểu học mới ra đời là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang được thực hiện trong năm học 2020-2021 đối với lớp 1 trên cả nước và cả những năm tiếp theo ở các khối lớp khác.

Việc giữ nguyên quy định về quy mô lớp ở cấp tiểu học (không quá 35 học sinh/lớp) có thể khó khăn với một số trường học ở địa bàn đông dân cư, song cần thiết và quan trọng để bảo đảm mọi học sinh được quan tâm chu đáo, toàn diện. Việc trao quyền cho đội ngũ giáo viên được tự chủ về nội dung, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá học sinh song song với quy định giáo viên phải chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi giáo viên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ sẽ quán triệt đầy đủ nội dung của Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học tới các nhà trường, trong đó nhấn mạnh rõ trách nhiệm và quy định về trang phục, tác phong, hành vi ứng xử (bao gồm cả những hành vi không được làm) đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, góp phần tạo chuyển biến mạnh trong công tác giáo dục học sinh và xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện.

Bà Lê Thị Mai Phương, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Thanh Liệt A (huyện Thanh Trì), chia sẻ, đã được xem nội dung cơ bản thông tư. Điểm mới về hai hình thức kỷ luật học sinh là: Nhắc nhở, trực tiếp hỗ trợ giúp đỡ học sinh tiến bộ và thông báo, phối hợp với cha mẹ học sinh để giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Điều này khác với trước đây là mỗi khi con mắc lỗi, cô giáo sẽ làm một việc là thông báo với gia đình. Ngoài ra, các con còn có thể bị nhắc nhở, phê bình.

“Quy định mới nêu rõ, giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh. Tôi cho rằng, các con lứa tuổi tiểu học còn nhỏ, việc phê bình công khai trước nhiều bạn sẽ khiến con dễ bị tổn thương và có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm. Thậm chí, việc phê bình trước đám đông có thể khiến người mắc lỗi tự ti, không hòa đồng, các bạn xung quanh nảy sinh tư tưởng phân biệt, kỳ thị...”, bà Lê Thị Mai Phương nói thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Điều lệ trường tiểu học mới: Tạo bước chuyển trong giáo dục học sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO