Điều kiện để lại di chúc đối với quyền sử dụng đất

Nguồn: Theo báo Kinh tế đô thị (kinhtedothi.vn)| 14/05/2021 11:24

Ông bà tôi để lại cho bố mẹ tôi một thửa đất vừa để cất nhà thờ cúng tổ tiên ông bà và để ở (còn gọi là đất hương hỏa). Bố mẹ tôi có 3 người con (gồm 2 con gái và tôi là con trai). Không may, mẹ tôi đột ngột qua đời; vậy bố tôi muốn làm di chúc để lại thửa đất đó cho tôi lo việc thờ cúng có được không? Nguyễn Văn Kiên, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bà bạn để lại cho bố mẹ bạn thửa đất, thì thửa đất đó thuộc quyền sử dụng, định đoạt chung của hai bố mẹ bạn.
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết “Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản”.
Mẹ bạn mất thì mảnh đất đó do bố bạn quản lý. Bố bạn có thể làm di chúc để lại thửa đất đó cho người con trai lo việc thờ cúng. Tuy nhiên, bạn chú ý điều kiện để lập di chúc đối với quyền sử dụng đất cần đáp ứng quy định của Luật Đất đai 2013 tại Điều 188. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.
Thông tin bạn nêu không rõ khi ông bà bạn tặng cho mảnh đất đã sang tên bố mẹ bạn chưa. Nếu mảnh đất đã sang tên bố mẹ bạn thì mới đủ điều kiện làm di chúc để lại quyền sử dụng đất cho bạn.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Hà Nội
http://kinhtedothi.vn/dieu-kien-de-lai-di-chuc-doi-voi-quyen-su-dung-dat-419261.html
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Điều kiện để lại di chúc đối với quyền sử dụng đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO