Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019

TTXVN| 25/03/2019 16:58

Ngày 25-3, Phiên họp toàn thể lần thứ 17 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã khai mạc tại Nhà Quốc hội.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tới dự và phát biểu tại phiên họp.

Trong phiên họp buổi sáng, Ủy ban Pháp luật thẩm tra nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, bên cạnh 3 dự án luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ tiếp tục đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2019 đối với 10 dự án luật, dự thảo nghị quyết. 

Trong đó, Chính phủ đề xuất rút ra khỏi chương trình với hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai (dự kiến trình sau năm 2020). Đồng thời, lùi thời gian trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để Quốc hội cho ý kiến từ Kỳ họp thứ 7 sang Kỳ họp thứ 8. 

Tuy nhiên, Chính phủ đề xuất bổ sung vào chương trình 7 dự án, dự thảo gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ (để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, sẽ ưu tiên đề xuất vào chương trình các dự án luật để tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các dự án luật, pháp lệnh nhằm kịp thời triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, 6, 7 và 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là Hiệp định CPTPP… Trên nguyên tắc này, Chính phủ đề xuất đưa 14 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN

Nhiều ý kiến của thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị cần đánh giá cụ thể, chỉ rõ địa chỉ của những hạn chế, tồn tại trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua. Các bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo cần nỗ lực hơn nữa để khắc phục tình trạng xin lùi, xin rút khỏi chương trình, nâng cao chất lượng dự án luật trình Quốc hội...

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 đã đưa vào một số dự án luật quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới. 

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định mang tính chất đổi mới cơ bản về quy trình lập, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm. Các cơ quan chức năng tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì những tồn tại về chất lượng hồ sơ dự án luật, xin rút, xin lùi, điều chỉnh chương trình nhiều lần… sẽ được khắc phục đáng kể. 

Theo dự kiến Chương trình, tại phiên họp này, Ủy ban Pháp luật sẽ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Điểm mặt các anh tài hàng đầu thế giới tham gia cuộc thi “Phương án kiến trúc Tháp 108 tầng” tại Việt Nam
    Theo thông tin từ Ban tổ chức Cuộc thi “Phương án kiến trúc Tháp 108 tầng” thuộc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, 4 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới tham gia cuộc thi gồm có: Skidmore, Owings & Merrill, Gensler, Farrells và Pelli Clarke & Partners. Đây đều là các công ty hàng đầu thế giới tạo nên những tuyệt phẩm kiến trúc cao nhất và nổi bật nhất trên thế giới.
  • Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024
    Ngày 20/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ tổ chức “Lễ hội kem Thủy Tạ 2024” tại nhà hàng Thủy Tạ Legend, số 1 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện nhằm tri ân khách hàng đã yêu mến Thủy Tạ suốt hơn 66 năm qua, đồng thời ra mắt dòng kem tươi cao cấp và 2 vị kem mới.
Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO