Điểm chuẩn đại học 2018 giảm mạnh so với năm 2017

THCL| 07/08/2018 14:06

Nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2018. Theo đó, điểm chuẩn vào các trường kinh tế, quân sự, y tế năm nay đều giảm giảm mạnh.

Điểm chuẩn đại học 2018 giảm mạnh so với năm 2017

Nhiều trường đại học trong cả nước công bố điểm chuẩn năm 2018

Trao đổi với báo giới, PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội - cho biết: Nhìn chung, tình hình điểm chuẩn của các trường kinh tế năm nay đều giảm. Điểm chuẩn của Trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng không ngoại lệ. Cụ thể, điểm chuẩn của các khoa thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội giảm trung bình dao động từ 2,5 – 3 điểm. Mức điểm cao nhất là 24,35 điểm.

Chia sẻ về điểm mới trong khâu tuyển sinh năm nay, ông Bùi Đức Triệu cho hay: "Một số trường có sự thay đổi do cách làm tròn điểm thi điểm chẵn, điểm lẻ. Độ chính xác năm ngoái đến 0,25, năm nay độ chính xác đến 0,01. Độ chính xác này khiến cho mức độ lẻ điểm sát nhau hơn. Chính vì vậy, sự phân hóa rõ ràng hơn thí sinh. Các em không gặp phải tình trạng “cao thì trượt mà thấp thì đỗ” trong câu chuyện làm tròn điểm. Vì thế rất công bằng".

Chung nhận định, TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Đại học Ngoại thương: Điểm chuẩn trường ĐH Ngoại thương giảm chung tất cả các ngành nhưng nhìn vào phổ điểm của năm nay thì hoàn toàn phù hợp. Điểm chuẩn cũng nằm trong điểm dự kiến của nhà trường đã đưa ra. Việc thay đổi quy chế trong Thông tư 07/2018 đã có khắc phục những hạn chế khiến các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh. Các trường không còn phải đặt ra những tiêu chí phụ.

Ở nhóm ngành xã hội, PGS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn nhận định: Năm nay điểm chuẩn có giảm hơn, đồng đều ở tất cả các ngành so với năm trước. Tuy nhiên, một số ngành vẫn cao như Đông phương học vẫn ngưỡng 27,25 điểm, một số ngành Quản trị Lữ học khách sạn vẫn ở mức 26 điểm.

Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng... cũng có điểm chuẩn giảm thấp, ngành cao nhất là 24,75 điểm, như vậy giảm khoảng 4-5 điểm so với năm 2017.

Trả lời về những lo ngại về điểm thi gian lận thời gian qua, TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Đại học Ngoại thương cho rằng: “Đối với các trường, ngoài điểm đầu vào thì đều đặt chuẩn đầu ra. Vì thế, nếu như những bạn không có đủ năng lực mà vì một lí do nào đấy vẫn có thể vào được trường thì khó có thể tốt nghiệp được".

Chia sẻ của PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa, đơn vị chủ trì hệ thống lọc ảo miền Bắc. PGS.TS Tớp cho biết: Thực tế, tuyển sinh các trường vẫn xảy ra hiện tượng thí sinh ảo. Kinh nghiệm của năm ngoái, thí sinh ảo khá lớn, riêng Đại học Bách Khoa ảo 4%. Vì thế, năm nay, ông Tớp dự đoán chắc vẫn sẽ xảy ra hiện tượng ảo.

“Năm ngoái có thông tin cho biết có trường ảo tới 16 - 17% nhưng chủ yếu tập trung ở các trường tốp giữa và dưới. Lí do là do học sinh trúng tuyển không nhập học để đi du học hoặc đã có lựa chọn khác nhưng vẫn đi thi để phòng ngừa hoặc vì thành tích.

Tôi khẳng định phần mềm không xảy ra hiện tượng ảo, chạy rất chuẩn. Chỉ có 1 vài thí sinh do địa phương nhập nhầm dữ liệu mới là thí sinh ảo từ hệ thống lọc ảo. Về mặt kĩ thuật, hầu như không có sơ suất, trục trặc nào xảy ra. Nhìn chung, các trường phấn khởi, nhiệt tình tham dự hệ thống lọc ảo chung”.

Đối với những thí sinh trượt trong đợt xét tuyển 1 vào các trường yêu thích, PGS.TS Trần Văn Tớp cho rằng các thí sinh này cần hết sức thận trọng và suy nghĩ kĩ càng vì các trường sẽ tuyển bổ sung không nhiều. Vì thế, nếu đã đỗ trường nào đó trong đợt 1 thì nên suy nghĩ để nhập học.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Điểm chuẩn đại học 2018 giảm mạnh so với năm 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO