Văn hóa - Xã hội

Đề xuất giảm tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 75

Kim Thoa 28/07/2023 22:16

Bộ LĐTB&XH đề xuất giảm tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 75. Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế.

tro-cap-huu-tri.jpg
Đề xuất giảm tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 (ảnh: internet)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có phản hồi liên quan đến việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). 

Trong đó, giải trình ý kiến của Văn phòng Chính phủ về việc thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống có thể thấp hơn nữa, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ, Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đặt ra định hướng về việc: “điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách”.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với Văn phòng Chính phủ về quan điểm cần phải điều chỉnh giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Tuy nhiên, căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng của ngân sách nhà nước, trước mắt Bộ đề xuất tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) giảm ngay độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; đồng thời giao Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Thời gian tới, khi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước cho phép, Bộ LĐTB&XH cùng với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để đề xuất việc tiếp tục giảm độ tuổi. Việc này cũng nhằm vừa mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, đồng thời vẫn khuyến khích được người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo tính toán của Bộ LĐTB&XH, việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng, thêm khoảng 800.000 người thụ hưởng.

Người lao động khi chưa đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Với mức tiền lương tháng đóng bình quân như hiện nay, nếu người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng thì có thể được hưởng trợ cấp hàng tháng (với mức thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội) ngay từ khi đủ tuổi nghỉ hưu thay vì phải chờ đến 75 tuổi.

Liên quan đến ý kiến của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá, tổng kết thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ đã tổng hợp các nội dung đề xuất thuộc 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính gồm: Bảo hiểm hưu trí bổ sung; cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội; đầu tư quỹ./.

Đây là những vấn đề được Bộ Tài chính tham mưu, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014./.

Bài liên quan
  • Phát động Cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ lần thứ 8
    Báo Le Courrier du Vietnam (thuộc Thông tấn xã Việt Nam), tờ báo bằng tiếng Pháp duy nhất tại Việt Nam chính thức phát động Cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ lần thứ 8 dành cho tất cả các bạn trẻ từ 18 đến 35 tuổi, có khả năng nói và viết tiếng Pháp.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội noi gương đồng chí Đào Duy Tùng để viết tiếp những trang sử hào hùng của Thủ đô
    Sáng 13/5, Thành ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024) – nguyên Thường trực Ban Bí thư, người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta trước, trong thời kỳ đầu đổi mới.
  • Ngỡ ngàng Phùng Khắc Bắc, một chấm xanh
    hùng Khắc Bắc sinh năm 1944, tên khai sinh là Phùng Khắc Toàn. Anh tham gia quân đội từ 1966 đến 1988 và được biết đến như một cây bút văn xuôi.
  • Tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chính thức hoạt động
    Tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo xuất phát từ Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (Nhà Bè) 3 chuyến/tuần, xuất phát lúc 7h sáng, thời gian di chuyển hết khoảng 4 giờ đồng hồ sẽ đến nơi.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé, anh đợi em!”.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống 75
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO