Sự kiện & Bình luận

Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường

Thu Trang 20:09 17/10/2024

Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.

ci1.jpg
Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.

Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) với việc điều chỉnh một số nội dung quan trọng. Trong đó, nội dung chính sách được bổ sung mới tại dự thảo là “Mở rộng cơ sở tính thuế” quy định: “Bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt”. Đồng thời, dự thảo đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% do đây là mặt hàng mới.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, CIEM thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường, từ đó cung cấp thêm các thông tin về những tác động đa chiều và toàn diện hơn. Dự thảo được xây dựng chưa đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế, trong khi dự thảo đưa ra nước giải khát có đường sẽ áp thuế TTĐB 10%, chắc chắn sẽ có tác động và ảnh hưởng trực tiếp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Doanh nghiệp ngành nước giải khát chiếm 38% số lượng ngành đồ uống. Song, trong 7 tháng đầu năm, ngành ăn uống và lưu trú thành lập mới giảm 10,7%, và tạm ngừng kinh doanh tăng 16,2%. Các ngành này giảm tác động trực tiếp tới ngành du lịch, nông nghiệp… Do vậy, dự thảo chưa có đánh giá rộng hơn các khía cạnh kinh tế, nếu áp theo tiêu chuẩn Việt Nam là chưa thực sự công bằng, đảm bảo tính thực tiễn. Trong khi đó, nghiên cứu tác động của CIEM đã chỉ ra, việc đánh thuế sẽ khiến quy mô ngành nước giải khát bị thu hẹp đáng kể, với giá trị tăng thêm giảm 5.650 tỷ đồng.

Đồng thời, việc áp thuế TTĐB không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Điều này khiến cho tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601%; tương đương 55.077 tỷ đồng. Cùng với đó, kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, tương đương giảm 42.570 tỷ đồng; khấu hao tài sản cố định giảm ở mức -0,654% (tương đương giảm 7.767 tỷ đồng); lợi nhuận giảm với mức -0,561% (tương đương giảm 8.773 tỷ đồng).

CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, bởi thời gian qua, doanh nghiệp ngành nước giải khát liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc về dịch bệnh và những biến động khó lường, khiến cho sức chống chịu của doanh nghiệp ngành nước giải khát suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn. Giai đoạn này Chính phủ cần hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi; sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thay vì ban hành các quy định có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Nhóm nghiên cứu của CIEM cũng đề xuất cơ quan soạn thảo cần tổ chức tham vấn rộng rãi đối với các đối tượng chịu tác động bởi chính sách; giải trình rõ ràng, minh bạch, công khai đối với các ý kiến góp ý. Đồng thời, việc ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách cần thực hiện đánh giá tác động toàn diện, thực chất, dựa trên cơ sở khoa học và minh chứng thuyết phục.

ci2.jpg
Phó trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Thị Nhị Hà chia sẻ tại hội thảo.

CIEM đề xuất Hiệp hội ngành hàng (cụ thể là Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA)) cần chủ động cập nhật, phối hợp cung cấp thông tin, cơ sở khoa học tới cơ quan soạn thảo và các bên liên quan trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo Luật và các hiệp hội cũng cần hợp tác trao đổi, chia sẻ các mối quan tâm; kịp thời thể hiện quan điểm chính sách; phản ánh các vấn đề, vướng mắc, khó khăn; đề xuất các kiến nghị liên quan đến chính sách và thực thi chính sách, để đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, trong bối cảnh các doanh nghiệp còn khó khăn hiện nay, để góp phần dự thảo luật được ban hành hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, cũng như góp phần đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội và mục tiêu sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp ngành nước giải khát dựa trên các cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, VBA kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc chưa bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phó trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Thị Nhị Hà cho rằng, việc áp dụng với thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường sẽ tác động lớn tới người tiêu dùng, doanh nghiệp. Vì vậy, cần có cơ sở đánh giá khoa học, cũng như có những bằng chứng thuyết phục hơn nữa về việc áp thuế hay không áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường. Các cơ quan liên quan đưa ra chính sách phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tình hình kinh tế Việt Nam và sức khỏe cộng đồng là điều quan trọng. Hiện nay có nhiều luồng ý kiến về vấn đề này và cần thêm nhiều nghiên cứu cụ thể./.

Bài liên quan
  • 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế cả nước tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực
    Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 trên cả nước. Theo đó, GDP quý III/2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, cao nhất trong 6 năm gần đây, tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO