Sự kiện & Bình luận

Đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa lịch sử, giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ

PV 13:30 12/03/2023

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 96-HD/BTGTU về tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Công tác tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, trong đó nhấn mạnh truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Khẳng định và tôn vinh sự cống hiến, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là vô giá; việc chăm sóc các đối tượng này là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của thế hệ hôm nay và mai sau. Đảng, Nhà nước ta luôn trân trọng và đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc; đồng thời, cũng luôn chú trọng giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, tuyên truyền về Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 2/3/2023 của UBND thành phố Hà Nội về “Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023)”; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội, việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của các cấp, ngành, địa phương; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng...

Đồng thời, biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng vượt khó vươn lên, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống. Giáo dục thế hệ trẻ lòng biết ơn sâu sắc và sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” bằng những việc làm thiết thực, bồi đắp lòng tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước; các hoạt động thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và công tác quản lý, cải tạo, nâng cấp, trùng tu các khu di tích, các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn Thành phố.

Thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô nhận thức sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sĩ và tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng; từ đó xác định trách nhiệm và có hành động thiết thực trong thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đặc biệt là giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhất là với thế hệ trẻ; đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng”; động viên, hỗ trợ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho xã hội; phát huy tiềm năng to lớn trong xã hội để chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách; biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công.

Bài liên quan
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
    Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1949 - 27/7/2018), tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 10/7/2018, Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội đã thông tin về kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm, thiết thực tri ân người có công trên địa bàn thành phố.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Sao Mai Huyền Trang ra MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác Hồ
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên "Nợ ân tình để tìm hình của nước" của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang. MV do đạo diễn Dương Lan Hương thực hiện.
  • Bảy đóa sen “bung nở” giữa dòng Hương Giang mừng Đại lễ Phật đản
    Đón mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hạ thủy 7 đóa hoa sen ra giữa dòng sông Hương thơ mộng.
  • “Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc
    Tối 13/5, Little Stars – nhóm sinh viên chuyên ngành Quản trị Sự kiện thuộc Khoa Du lịch học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh”.
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
  • Công an quận Tây Hồ: Điểm sáng trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân quận Tây Hồ với người dân trên địa bàn Thủ đô.
  • Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024
    Chiều 13/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động Festival Mỹ thuật trẻ năm 2024.
  • Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"
    Triễn lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam đến với công chúng trong nước và ngoài nước.
Đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa lịch sử, giá trị nhân văn Ngày Thương binh - Liệt sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO