Đầu xuân, gõ cửa nhà NSND Lan Hương

Thu Hà| 09/02/2018 14:12

Chiều cuối năm, trong tiết mưa phùn và gió đông về, chúng tôi gặp nghệ sĩ Lan Hương trước giờ chị vào lồng tiếng cho phim truyền hình. Thật khác với hình ảnh một “bà mẹ chồng ghê gớm nhất Vịnh Bắc Bộ” NSND Lan Hương rủ rỉ kể cho chúng tôi những câu chuyện về ngày Tết truyền thống thật nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng nhiều màu sắc. Với gia đình chị, Tết là để mọi người cùng hướng về những giá trị truyền thống, là sum vầy, đoàn viên để đón nhận những điều tốt đẹp nhất…

Một tấm lòng đôn hậu, kính trên nhường dưới

Năm vừa qua, NSND Lan Hương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả yêu phim truyền hình với vai diễn mẹ chồng trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”. Cũng bởi chị hóa thân quá đạt trong vai bà mẹ chồng tai quái, đến nỗi đi đâu người ta cũng chào chị là “mẹ chồng”, lại cũng không ít ánh mắt liếc xéo, những cái bĩu môi, trông xinh đẹp thế kia mà ghê gớm thế không biết. Có thể nói, ở một góc độ nào đó vai diễn của chị đã không còn ranh giới giữa truyền hình và đời thực, bởi chị diễn quá đời. Ghê gớm, cay nghiệt, soi mói... nghệ sĩ Lan Hương đưa khán giả đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thời nay.

Đầu xuân, gõ cửa nhà NSND Lan Hương
NSND Lan Hương
“Nhớ nhất là đợt đi công tác vào Đà Nẵng, gặp một bạn trẻ trên đường, cô bé cứ kéo ra để nói lời cảm ơn. Hỏi ra mới biết, sau khi xem phim, mẹ chồng cô – người trước đây suốt ngày nhấm nhẳng, khó dễ với con dâu bỗng nhiên đổi chiều, cư xử nhẹ nhàng và tâm lý hơn. Thậm chí bà còn tình nguyện chia sẻ bớt việc nhà để con dâu có thời gian nghỉ ngơi. Thì ra bộ phim đã có tác động tích cực đến xã hội như vậy” – chị vui vẻ kể.

Sinh năm 1961, xuất thân là một diễn viên kịch của Nhà hát Kịch Việt Nam, nghệ sĩ Lan Hương chinh phục khán giả bằng sự đam mê, chuyên nghiệp và nỗ lực không ngừng trên sân khấu cũng như màn ảnh. Chị không chỉ nổi tiếng vì tài năng diễn xuất mà còn bởi vẻ đẹp mặn mà không tuổi. Mái tóc bồng bềnh luôn được búi gọn để lộ gương mặt trái xoan, đôi mắt lấp lánh và nụ cười hồn hậu, chẳng ai bảo chị đã lên chức bà nội. Giữ được nét thanh xuân như vậy ngoài sự chăm chút nhan sắc chắc chị phải có một hạnh phúc viên mãn? NSND Lan Hương cười bảo, viên mãn thì không dám nhận nhưng có lẽ mình luôn biết đơn giản trước những vấn đề phức tạp, miễn sao đem đến sự thoải mái, vui vẻ cho mọi người. Với chị, đã là nghệ sĩ thì phải thanh thản để bay bổng, tự do sáng tạo cùng nhân vật, có như vậy mới để lại dấu ấn trong lòng khán giả.

“Tôi luôn quan niệm sống làm sao để không bao giờ phải ân hận. Nhất là với cha mẹ hai bên, không phân biệt nhà nội, nhà ngoại, cứ chăm sóc hết lòng. Khi mua sắm vật dụng gì có giá trị, các cụ phải là người được sử dụng đầu tiên. Đó cũng là cách tôi muốn giáo dục con cái trong nhà. Mừng là con dâu tôi cũng rất lễ nghĩa, có điều gì chưa biết là hỏi, sai là sửa vì vậy mẹ chồng như tôi không có đất dụng võ trong đời thực” – NSND Lan Hương hóm hỉnh.

Về hưu, nhưng NSND Lan Hương luôn tất bật, khi thì đi đóng phim truyền hình, lúc thì đi lồng tiếng... Bận rộn là thế, nhưng chị chưa bao giờ bỏ lơi việc nhà, vẫn vun vén đủ đầy, nhất là trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Chị bảo, hạnh phúc của mình bây giờ là được làm nghề mình yêu thích, khi về đến nhà được sống trọn vẹn trong không khí ấm cúng gia đình. Có thể nói gia đình chị mẫu mực đến ngưỡng mộ khi cả bốn thế hệ cùng sống chung đầm ấm, hòa thuận và tất cả các thành viên trong gia đình đều có ý thức trách nhiệm để gìn giữ nếp nhà truyền thống, điều mà ở xã hội hiện đại ngày càng hiếm.

Hương xuân ngập tràn ngôi nhà nhỏ

“Người ta bảo Tết ngày càng nhạt đi, nhưng với gia đình tôi, mấy chục năm qua, Tết vẫn vẹn nguyên sự ấm áp, sum vầy”. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 28 Tết nhà chị gói bánh chưng, đến hơn ba chục chiếc để chia cho họ hàng, thông gia,... Bốn thế hệ cùng rộn rã chuẩn bị Tết, nào luộc bánh chưng, làm giò xào, nào nấu nồi canh măng móng giò, chả thiếu thứ gì. Mẹ chị, bà cụ năm nay đã gần 90 tuổi, cách Tết cả tháng trời đã gióng con gái mua măng, miến, gạo nếp, đỗ xanh… Bởi với cụ, sắm Tết là phải sắm cả tháng trời mới đủ được. Con gái đến tuổi trưởng thành đều phải giỏi nữ công gia chánh, biết tề gia nội trợ.

Đầu xuân, gõ cửa nhà NSND Lan Hương
Vợ chồng NSND Lan Hương bên các con và cháu nội.
“Tôi ngồi gói bánh, thấy cụ cứ ngồi cạnh tủm tỉm cười. Tôi biết, mẹ vui vì con cháu vẫn giữ được nếp nhà xưa. Nồi bánh sôi ùng ục ngoài sân, dậy mùi thơm của lá dong, của nếp cái hoa vàng. Nồi măng lưỡi lợn cũng phải luộc đủ 3 lần nước. Mấy cây giò xào treo cho ráo mỡ. Đào thắm, quất vàng, thược dược và violet không thiếu thứ gì. Mấy chục năm qua, Tết với gia đình tôi luôn ngập tràn không khí đón xuân như vậy. Giờ có con dâu, các cháu cũng xúm vào phụ giúp mẹ nên việc nhà đỡ vất hơn” - NSND Lan Hương kể. 

Chồng chị, nghệ sĩ Đỗ Kỷ cũng rất tâm lý, khi bà xã bận rộn với nồi bánh chưng là anh phụ giúp dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa. Anh không quan niệm việc nhà là của riêng phụ nữ. Họ tôn trọng nhau trong nghề, chia sẻ trong công việc gia đình. Hai người luôn có cùng quan niệm, đừng nghĩ đến cái nóng, cái ngột ngạt thì bạn sẽ không cảm thấy bức bối. Đừng nghĩ là không vượt qua được thì sẽ chẳng bao giờ buông tay nhau. Hãy tìm tiếng nói chung, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau cố gắng – đó chính là bí quyết gìn giữ hạnh phúc gia đình – Chỉ giản dị vậy thôi!

Theo lời nghệ sĩ Lan Hương trong cuộc sống mọi thứ đều có thể đơn giản, nhưng những thứ thuộc về truyền thống, nề nếp gia đình thì nhất định phải chỉn chu. Mâm cỗ ngày Tết với chị không thể qua quýt như ngày thường. Bát canh bóng phải chọn những cây nấm tròn xoe để đắp giò, su hào, cà rốt tỉa hoa khá cầu kỳ. Nem rán phải cuốn chặt tay, khi bày lên đĩa kèm bông hoa cà rốt với chút rau mùi, xà lách trông mới đẹp mắt. Cỗ ngày Tết với chị ít nhất cũng phải có 3 bát, 6 đĩa với các món ăn đặc trưng như miến, măng, bóng, nem rán, giò, chả, gà luộc… và thêm bánh chưng, dưa hành muối. Tết có thể là bận rộn một chút, nhưng không khí đó vô cùng ấm áp, nếp nhà được gìn giữ và chị luôn nghĩ mình phải lưu truyền ngọn lửa ấy để cho con cháu sau này. 

Những cơn mưa bụi bắt đầu giăng mắc trên phố buổi sớm mai, đào, mai đã bung nụ hồng khoe sắc, âm hưởng Tết đã ngân lên trong lòng mỗi người những cung bậc vui tươi, rộn rã. Và sớm mùng 1 Tết năm nào cũng vậy, trong tà áo dài truyền thống, cả gia đình bốn thế hệ nhà NSND Lan Hương cùng đi chúc Tết họ hàng nội ngoại hai bên. Chị bảo, nhà mình vẫn giữ nếp ấy từ xưa, bởi Tết là sự đoàn viên, sum vầy, người đi đâu xa cũng trở về nhà trong ngày Tết để đón nhận sự ấm áp, yêu thương. 
(0) Bình luận
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chiến sỹ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiến sỹ Điện Biên của tác giả Vũ Lan Phương.
  • Mùa xuân Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân Điện Biên của tác giả Nguyễn Địch Long.
  • Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên của tác giả Lương Sơn.
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Thư viện Hà Nội giới thiệu hơn 300 tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975
    Hơn 300 tư liệu sách, báo về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Trần Phú; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đại thắng mùa Xuân năm 1975... được giới thiệu trong cuộc trưng bày của Thư viện Hà Nội tại trụ sở số 2B Quang Trung (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
  • Hàng nghìn người thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương
    Hàng nghìn du khách và người dân Thừa Thiên Huế tham gia, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương tại Công viên Thương Bạc (TP Huế).
Đầu xuân, gõ cửa nhà NSND Lan Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO