Sân khấu - Điện ảnh

Đạo diễn Trần Trung: văn hóa là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tạo nghệ thuật

Nguyễn Sinh 11:06 13/10/2023

Tổng đạo diễn Trần Trung ghi dấu ấn sau thành công của Khai mạc Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023 với điểm nhấn là hai tác phẩm nghệ thuật do chính anh sáng tác: “Huyền tích Thạch Sanh” và “Chuyện tình Bản Giốc”.

Dòng thác kể chuyện văn hóa” là chương trình nghệ thuật khai mạc cho chuỗi các hoạt động của Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023, diễn ra từ ngày 5 – 9/10. Bằng thủ pháp kể chuyện bằng công nghệ âm thanh, ánh sáng, 3D mapping, laser hiện đại, tổng đạo diễn Trần Trung đã tái hiện một không gian đậm đặc văn hóa bản địa của các dân tộc Cao Bằng tại xứ sở thần tiên – thác Bản Giốc.

Chương trình nghệ thuật “Dòng thác kể chuyện văn hóa” diễn ra vào tối ngày 6/10 tại thác Bản Giốc

Cảm hứng sáng tác âm nhạc từ văn hóa

Huyền tích Thạch Sanh” và “Chuyện tình Bản Giốc” là hai bài hát được đạo diễn – nhạc sĩ Trần Trung sáng tác riêng dành tặng chương trình nghệ thuật và tỉnh Cao Bằng. Lấy cảm hứng từ truyện cổ tích “Thạch Sanh”, thông qua âm nhạc, ngôn từ, cảm xúc; “Huyền tích Thạch Sanh” tái hiện sự dũng cảm, trượng nghĩa của chàng tiều phu tốt bụng đối mặt với Chằn Tinh hung hãn để bảo vệ dân làng và cứu công chúa khỏi đại bàng.

Ca sĩ Gemma Nguyễn cùng vũ đoàn Lavender biểu diễn tiết mục “Huyền tích Thạch Sanh”

Chia sẻ thêm về cảm hứng sáng tác bài hát, đạo diễn – nhạc sĩ Trần Trung cho biết, anh vô tình biết được Thạch Sanh có nguồn gốc từ Cao Bằng; tại chùa Đống Lân xưa kia cũng có ban thờ Thạch Sanh để tưởng nhớ công lao của chàng. Với mong muốn giáo dục thế hệ trẻ, để những nhân vật anh hùng được lưu truyền mãi trong dân gian, anh đã lập tức lên ý tưởng và soạn nhạc cho bài hát.

“Chuyện tình Bản Giốc” được ví như một bản hòa nhạc thơ mộng giữa núi rừng, thiên nhiên Cao Bằng. Ở Bản Giốc có một truyền thuyết về câu chuyện tình yêu đẹp mà buồn của chàng trai, cô gái bản Tày. Bài hát được anh sáng tác, lên ý tưởng trong quá trình khảo sát và thi công chương trình tại thác Bản Giốc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, pha chút mơ mộng, hiền hòa của dòng thác.

Ca sĩ Gemma Nguyễn biểu diễn tiết mục “Chuyện tình Bản Giốc” bằng công nghệ mapping

Với mỗi chương trình, mỗi vùng đất, địa phương mà đạo diễn Trần Trung có cơ hội được làm việc, anh đều để lại dấu ấn cá nhân riêng bằng những bài hát sáng tác. Hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật đã trở thành đặc trưng riêng của các địa phương dựa vào cảm hứng sáng tác từ văn hóa.

Thức cùng “Dòng thác kể chuyện văn hóa”

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, đạo diễn Trần Trung cho biết, thời gian triển khai và thực hiện chương trình này vô cùng ngắn ngủi, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. Đặc biệt, việc thi công sân khấu trên nước gặp nhiều khó khăn khi có những ngày nước dâng cao, ngập kín cồn cát. Điều này đặt ra những thách thức đối với toàn bộ đội ngũ tổ chức, đòi hỏi phải tính toán phương án chính xác, phòng ngừa rủi ro vừa phải hoàn thành đúng tiến độ.

''Toàn bộ ekip đã làm việc không nghỉ, thậm chí thức trắng 3 đêm liền để hoàn thiện sân khấu và các công việc setup âm thanh, ánh sáng” – đạo diễn Trần Trung chia sẻ.

Thành quả nỗ lực không biết mệt của toàn bộ ekip đạo diễn đã được đền đáp xứng đáng bằng một chương trình nghệ thuật độc đáo, ấn tượng. Chương trình tái hiện một một không gian văn hóa truyền thống với tinh thần dân gian mạnh mẽ của một vùng đất “địa linh nhân kiệt”; đồng thời mang đến sự bùng nổ, sôi động của tuổi trẻ, của du lịch Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả, chương trình đã góp phần nuôi dưỡng, phát huy giá trị văn hóa cho thế hệ tiếp theo.

Đạo diễn Trần Trung chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện chương trình

Hơn 20 năm cống hiến dưới ánh đèn sân khấu

Gắn bó với nghề đạo diễn sân khấu hơn 20 năm, đạo diễn Trần Trung là cái tên quen thuộc trong giới tổ chức sự kiện với những sự kiện quy mô và hoành tráng như: Liên hoan ẩm thực Hà Thành, Chương trình Người đẹp văn hóa các dân tộc, Festival Trà Thái Nguyên, Lễ hội hoa đào Lạng Sơn, Lễ hội đường phố các tỉnh miền Bắc…. Ít ai biết được, đạo diễn sân khấu Trần Trung trước kia là một chàng trai theo học University of Copenhagen (UCPH) tại Đan Mạch, chuyên ngành Information Science and Cultural Communication (Khoa học thông tin và truyền thông văn hóa).

Chàng đạo diễn đến với ánh đèn sân khấu không chỉ vì “cơ duyên” mà còn bởi niềm đam mê cháy bỏng và tình yêu sâu đậm với nghệ thuật và văn hóa dân gian Việt Nam. Tình yêu này là động lực, là điểm tựa trên hành trình trở thành một Tổng dạo diễn của những sự kiện lớn, hoành tráng như ngày hôm nay. Trong sự nghiệp của mình, đạo diễn Trần Trung không chỉ tập trung vào việc tổ chức sự kiện mà còn đặt ra quan điểm về giáo dục và đào tạo ngành Tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Anh cho rằng việc được học bài bản chỉ là một bước đệm, quan trọng vẫn là kinh nghiệm được tích lũy, đúc rút từ chính thành bại của mỗi chương trình.

“Nghề sự kiện nhìn vậy nhưng để tạo nên thành công cho nó cần phải có cả một ekip với nhiều bộ phận phụ trách từng đầu mối công việc, yếu kém về bộ phận nào cũng đều gây ra sai sót ảnh hưởng đến chất lượng cho chương trình. Rất may mắn và tuyệt với khi tôi làm việc cùng với ekip Viettimes, một đội ngũ cộng sự năng động và nhiệt huyết, đặc biệt vô cùng tỉ mỉ và chỉnh chu trong mỗi công đoạn từ khâu brainstorm, lên ý tưởng, viết kịch bản, triển khai, logistics, quản lý… Tôi luôn yêu cầu các bộ phận phải có sự kết nối, phải hoàn thành nhiệm vụ mình phụ trách, đồng thời mỗi cá nhân đều phải trang bị kỹ năng giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra.” – đạo diễn Trần Trung.

Tư duy học hỏi không copy

Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng, thực hiện sự kiện cũng như ý tưởng sáng tác nhạc, đạo diễn Trần Trung cho biết việc liên tục học hỏi, nghiên cứu văn hóa và cập nhật những công nghệ mới nhất trên thế giới để áp dụng vào chương trình là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt và thành công cho mỗi sự kiện. Đó cũng chính là lý do, với mỗi chương trình, mỗi bài hát anh đều có ý tưởng riêng, không trùng lặp với các chương trình trước. “Bởi văn hóa là vô tận. Lấy cảm hứng từ văn hóa là nguồn cảm hứng vô tận”.

Anh cho rằng học hỏi chứ không phải “copy” sao chép, không ngừng thay đổi và sáng tạo cũng chính là thách thức và trăn trở của anh qua từng show diễn. "Càng khó, càng muốn được thử thách, thậm chí nhiều người từng nói tôi “điên”, nhưng tôi cùng ekip Viettimes vô cùng tự hào khi đã mang đến những bữa tiệc hoành tráng và mới lạ nhất cho khán giả của mình," anh nói.

Tổng đạo diễn Trần Trung chỉ đạo chương trình Khai mạc Lễ hội du lịch thác Bản Giốc

Chia sẻ về nghề, đạo diễn Trần Trung cho biết: “Để theo đuổi nghề sự kiện, chúng ta phải yêu nghề và xác định dù khó khăn hay vất vả ta vẫn sẽ giữ lửa cho niềm yêu thích nghệ thuật và ánh đèn sân khấu”. Có lẽ, chính niềm đam mê ấy đã luôn thôi thúc anh mang tới cho khán giả những show diễn hoàng tráng nhất, mãn nhãn nhất của bản thân mình./.

Bài liên quan
  • Không thu phí du khách tham gia Lễ hội du lịch thác Bản Giốc
    Để tạo điều kiện tổ chức thành công Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2023, nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch đến với Cao Bằng, HĐND tỉnh nhất trí chủ trương không thu phí đối với đại biểu và du khách tham gia Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2023 tại Khu danh lam thắng cảnh thác Bản Giốc (Trùng Khánh) trong 3 ngày (từ ngày 5 - 7/10/2023).
(0) Bình luận
  • Bổ nhiệm ông Đặng Trần Cường làm cục trưởng Cục Điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã bổ nhiệm ông Đặng Trần Cường là Cục trưởng Cục Điện ảnh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô
    “Năm ngàn dặm” là dự án kịch tiếp theo của Life's So Drama - câu lạc bộ kịch nghệ đầu tiên và duy nhất do các học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thành lập, nhằm nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô.
  • Phim về Đại đội TNXP 915 Bắc Thái anh hùng đến với khán giả cả nước
    Đợt phim Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8 2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sẽ giới thiệu đến khán giả cả nước các tác phẩm: phim truyện “915”, phim tài liệu “Luật sư Vũ Trọng Khánh”, “Một lần sống” và phim hoạt hình “Anh hùng núi Tản”.
  • Hà Nội - nơi hội tụ của nghệ sĩ múa rối thế giới tại Liên hoan Múa rối quốc tế 2024
    Hà Nội sẽ là nơi diễn ra “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” với sự tham gia của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một sự kiện văn hóa nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đối với nghệ thuật múa rối, tạo sức sống mới và động lực để xây dựng và phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam.
  • Đổi mới tư duy kinh tế điện ảnh - cú huých cần thiết
    Thực tế cho thấy phim lịch sử vẫn thu hút không ít công chúng yêu điện ảnh. Dư âm bộ phim “Đêm hội Long Trì” ngày nào vẫn còn trong lòng thế hệ khán giả đương thời, bởi sự hấp dẫn, thuyết phục đến từ kịch bản, đặc biệt là bối cảnh công phu, được ê-kíp làm phim tạo dựng với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm cao đối với lịch sử.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đạo diễn Trần Trung: văn hóa là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tạo nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO