Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Hà Bắc: Hết mình cho nghệ thuật

Hanoimoi| 14/08/2022 08:44

Ngoại hình cao lớn, tính tình hào sảng cùng lối nói chuyện phóng khoáng, thoạt nhìn Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Hà Bắc có vẻ không liên quan gì đến nghề nghiệp của anh - làm phim hoạt hình. Phong cách không “đụng hàng” của Hà Bắc được thể hiện qua các bộ phim hoạt hình như “Giấc mơ của ếch xanh”, “Sự tích cái nhà sàn” - hai trong số cụm tác phẩm giúp anh nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Hà Bắc: Hết mình cho nghệ thuật

1. NSND Hà Bắc sinh năm 1957 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức. Bố anh làm trong ngành Ngoại giao, từng làm Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. “Nhiều bạn đoán tôi quê Bắc Ninh hoặc Bắc Giang, sinh ra ở Hà Nội nên gia đình đặt tên Hà Bắc, nhưng thực ra vào ngày mẹ tôi sinh tôi, bố tôi đang ở Bắc Kinh.

Nhằm kỷ niệm sự kiện quan trọng của gia đình, ông lấy các chữ đầu tên của hai thủ đô Hà Nội - Bắc Kinh để đặt tên cho tôi” - anh kể. Nghệ sĩ Hà Bắc cũng chia sẻ: “Nhà tôi tuy không có ai làm nghệ thuật nhưng rất yêu nghệ thuật. Biết con có năng khiếu nên bố tôi khuyến khích con theo đuổi nghệ thuật chứ không nhất thiết phải nối nghiệp mình”.

Năm lên 10 tuổi, cậu bé Hà Bắc vốn rất mê phim hoạt hình đã thi đỗ vào lớp vẽ (sơ cấp) của Trường Năng khiếu nghệ thuật Hà Nội, nay là Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Từ mái trường này, anh có cơ hội phát triển năng khiếu mỹ thuật và tham gia nhiều triển lãm tranh thiếu nhi, giành một số giải thưởng.

Bốn năm sau, Hà Bắc vào học hệ Trung cấp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Dĩ nhiên, niềm đam mê, sự tò mò về hình ảnh vui nhộn của các nhân vật trong phim hoạt hình và những câu hỏi: "Vì sao con ếch có thể nhảy, cái lá cây biết vẫy, còn nước của dòng sông lại chảy được... trên màn hình?" luôn hiện hữu trong tâm trí anh. Và những khúc mắc hồn nhiên đáng yêu đó đã được giải đáp. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1976, chàng trai 19 tuổi Hà Bắc quyết định về công tác tại Xưởng phim Hoạt hình Việt Nam (nay là Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam) với vai trò họa sĩ tạo hình.

Vừa chân ướt chân ráo về Xưởng phim, Hà Bắc may mắn gặp được một chuyên gia người Nga vốn là thầy dạy vẽ diễn xuất giỏi nhất lúc bấy giờ. Anh nhớ lại: “Lúc đó, tôi giống như biển khát gặp nước, hút bằng hết kiến thức mà thầy truyền đạt. Tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của những người thầy vốn là "cây đa cây đề" của hoạt hình Việt Nam như NSND Ngô Mạnh Lân, NSND Trương Qua, NSƯT Hồ Quảng. Ngoài kiến thức, kinh nghiệm, họ còn truyền cho tôi tình yêu nghề, nhờ vậy tôi có đủ động lực để dấn thân và chinh phục thể loại hoạt hình”.

2. Bản thân có năng khiếu, lại có thêm thầy giỏi chỉ dẫn, Hà Bắc nhanh chóng khẳng định mình trong lĩnh vực hoạt hình. Năm 1993, anh giành giải Họa sĩ diễn xuất xuất sắc nhất với bộ phim “Quả bầu tiên” tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X. Sau đó, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI, anh tiếp tục giành giải Họa sĩ diễn xuất xuất sắc nhất với bộ phim “Chú chuột biến hình”.

Là người cá tính và tôn trọng cá tính của người khác, Hà Bắc quyết định học thêm về biên kịch và đạo diễn để tự thực hiện những bộ phim theo ý mình. “Tôi học thêm như điên. Học về diễn xuất, về ước lệ và thủ pháp trong hoạt hình... Càng làm tôi càng thấy hứng thú với những điều mới mẻ”. Tự học và học từ các bậc đàn anh, học trong nước chưa đủ, nghệ sĩ Hà Bắc quyết định sang Pháp tu nghiệp.

Sau khi nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bordeaux (Cộng hòa Pháp), chuyên ngành phim Hoạt hình, về nước anh bắt đầu đảm nhận nhiều vai trò trong một bộ phim và điều đáng nói là phần lớn những đứa con tinh thần đó đều ghi được dấu ấn mạnh mẽ với các giải thưởng tại các liên hoan phim quốc gia và giải Cánh diều như “Giấc mơ của ếch xanh”, “Sự tích cái nhà sàn”, “Cuộc sống”...

Sau hơn 40 năm gắn bó với hoạt hình, nếm trải đủ thăng trầm buồn vui, vất vả, khó khăn, “vẽ đỏ mày cay mắt”, Hà Bắc đã làm đạo diễn, viết kịch bản và đảm nhiệm vai trò họa sĩ diễn xuất cho ngót nghét 50 phim; là đạo diễn và họa sĩ tạo hình 23 bộ phim... Những con số đáng nể đó chứng minh niềm đam mê và sự đóng góp quan trọng của anh đối với hoạt hình. Anh cũng 3 lần được mời làm giám khảo tại các Liên hoan phim hoạt hình: Annecy (Pháp, 1995), Bruxelles (Bỉ, 1995), Mumbai (Ấn Độ, 2000).

Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Hà Bắc: Hết mình cho nghệ thuật
Một cảnh trong phim hoạt hình “Truyền thuyết đảo xa”.

Nghệ sĩ Hà Bắc còn thành công trong vai trò người thầy khi dìu dắt và hướng dẫn thế hệ họa sĩ diễn xuất, nhiều học trò của anh đã giành giải thưởng cao tại Liên hoan phim Việt Nam. Hà Bắc hiểu và yêu hoạt hình Việt Nam, tranh luận quyết liệt với những ai nhìn nhận hoạt hình một cách phiến diện. “Nhiều người chê hoạt hình Việt Nam dở. Nhưng khi tôi hỏi dở ở chỗ nào, cụ thể là ở phim nào thì họ lại không nói ra được. Bạn phải xem những người chuyên nghiệp làm việc chứ đừng đánh đồng một cách thiếu công bằng như vậy. Người làm phim hoạt hình giống như những con ong chăm chỉ dệt từng khuôn hình một. Có khi làm 12 tháng mới được 10 phút phim, từng cái chớp mắt, mím môi đều phải vẽ, phải nặn, nói tóm lại là rất gian khổ và cần sự nhẫn nại, điều đó không mấy người biết”.

Hà Bắc tự nhận mình là người khó tính và ngay thẳng trong công việc, đôi khi quá kỹ lưỡng nên rất nhiều người sợ làm việc chung. “Nhưng có lẽ vì thế mà tôi kiên gan, trụ lâu được với nghề. Một bộ phim hoàn thành cần có sự góp sức của nhiều người nhưng tôi sẵn sàng ghé vai làm công việc của người khác không cần công cán, ghi danh, miễn để việc chung chạy suôn sẻ. Bởi có thế thì phim của tôi mới đồng bộ được. Mình chịu thiệt nhưng bù lại phim được theo ý mình" - anh chia sẻ.

3. Ở tuổi ngoài 60, được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, danh hiệu NSND..., đó là những phần thưởng lớn cho nỗ lực và lòng yêu nghề của Hà Bắc. Tất cả những điều này, với anh, đều là những thứ không hẹn mà nên và anh vui vẻ đón nhận. Anh tự nhận: “Trông bề ngoài tếu táo nhưng làm phim hoạt hình cực kỳ nghiêm túc”... Đó là “bức ký họa” chân dung NSND Hà Bắc.

Hỏi anh rằng, “màu sắc”, “bố cục” như thế đã tạm được chưa? Hà Bắc cười đáp: “Từ khi bước chân vào nghệ thuật đến giờ, tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận. Nhưng nếu có thể quay lại, tôi sẽ không bỏ qua nhiều cơ hội đã đến với mình. Tôi cũng ước, giá như ngay từ đầu mình chuyên tâm luyện ngoại ngữ thì sẽ học hỏi được nhiều hơn, đó cũng là điều đáng tiếc. Nhưng thôi, ở đời không có gì là hoàn hảo. Dù sao cũng cảm ơn đời”.

NSND Hà Bắc đã tham gia trong 40 bộ phim với vai trò họa sĩ diễn xuất và họa sĩ tạo hình tại Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, trong đó có nhiều phim được trao giải như “Âu Cơ và Lạc Long Quân” (1980), “Giai điệu” (1983). Năm 1990, bộ phim “Quả bầu tiên” do Hà Bắc đứng tên đạo diễn giành giải thưởng của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X.

Hà Bắc là người đầu tiên làm phim hoạt hình 3D tại Việt Nam - bộ phim "Giấc mơ của ếch xanh", là người đầu tiên làm phim hoạt hình về đề tài biển đảo với bộ phim “Truyền thuyết đảo xa”.

(0) Bình luận
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Hà Bắc: Hết mình cho nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO