Danh hiệu di sản thế giới có cứu nghề tranh Đông Hồ?

Thanh Khánh/KTĐT| 03/07/2018 11:38

Sau 400 năm ra đời, nghề làm tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) lay lắt tồn tại. Từ 17 dòng họ làm nghề nay chỉ còn 2 gia đình cố gắng bám trụ giữ nghề. Ý tưởng khoác danh hiệu cho nghề tranh Đông Hồ như một hành động cứu di sản, nhưng câu chuyện hậu vinh danh thực tế không đơn giản.

Đề nghị xem xét trong năm 2019
Bộ VHTT&DL vừa có văn bản đồng ý đề xuất của tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng hồ sơ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình UNESCO. Theo đó, Việt Nam sẽ đề nghị UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Thực tế, ý tưởng này đã được lên kế hoạch cách đây mấy năm với hy vọng nếu trở thành di sản thế giới, với những điều kiện ngặt nghèo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị, Việt Nam sẽ tạo ra cú hích để “sốc” lại một ngành nghề đang bị mai một.

Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đề cương chi tiết xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia đề nghị UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Thời gian xây dựng hồ sơ kéo dài 3 năm, chia thành hai giai đoạn. Trong quá trình xây dựng hồ sơ, đơn vị tư vấn cùng UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức hội thảo khoa học quốc tế để đánh giá lại giá trị di sản, nhìn nhận thực trạng làng nghề. Đây cũng được xem là động thái hỗ trợ truyền thông, quảng bá cho làng nghề tranh Đông Hồ không chỉ ở trong nước và ra thế giới. Theo hạn định, tháng 12/2019 hồ sơ của làng nghề tranh Đông Hồ sẽ được UNESCO xem xét trong phiên họp thường kỳ của tổ chức này.

Bài toán hậu vinh danh

Tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với các bức “Đám cưới chuột”, “Đánh ghen”… Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, tranh Đông Hồ còn được các tác giả lồng ghép phản ánh những bối cảnh, giai đoạn lịch sử nhất định, nên về sau có cả những bức tranh cổ động phong trào “Vừa sản xuất vừa chiến đấu”, “Bảo vệ hòa bình”... Dựa vào nội dung - chủ đề, tranh Đông Hồ bao gồm bảy loại chính: Tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.
Trải qua 400 năm tồn tại, hiện nay làng tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một. Làng tranh Đông Hồ giờ nếu gọi đúng sẽ là làng nghề làm vàng mã. Từ 17 dòng họ làm nghề đến nay, chỉ còn hai hộ gia đình nối nghiệp cha ông, đó chính là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam (đã mất vào năm 2017, giờ chỉ còn con cháu giữ nghề).

Chính vì vậy, việc làm hồ sơ đề nghị làng nghề tranh Đông Hồ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cẩp là hành động muốn bảo vệ loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống. Tuy nhiên, không phải di sản cứ có danh hiệu là được bảo vệ. Bằng chứng là di sản ca trù của Việt Nam hơn 10 năm đạt danh hiệu vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng khẩn cấp.
Năm 2012 UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỉ đồng; nhưng đến nay hoạt động của làng nghề vẫn chẳng tươi sáng hơn. Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh từng tổ chức các hoạt động khơi gợi giá trị di sản như: Các phiên chợ tranh vào cuối tháng Chạp, giới thiệu, triển lãm tranh tại khu vực phố cổ Hà Nội… nhưng chẳng thu hút được người tham dự. Vấn đề là sự thay đổi nhu cầu thưởng thức, phần lớn người dân trong nước không còn ưa chuộng dòng tranh này. Vậy việc trở thành di sản thế giới, tìm kiếm nhu cầu của du khách nước ngoài có vực lại được làng nghề lại là một bài toán mà lời giải là may – rủi.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Danh hiệu di sản thế giới có cứu nghề tranh Đông Hồ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO