Thông tin doanh nghiệp

Đại lễ dâng đăng Rằm Tháng Giêng tại Núi Bà Đen, Tây Ninh: Hàng trăm ngàn đèn đăng, nhiều tiết mục nghệ thuật Phật giáo đặc sắc

Huy Hoàng 13:00 24/02/2024

Đại lễ dâng đăng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Núi Bà Đen, Tây Ninh sẽ được tổ chức vào đúng dịp Rằm Tháng Giêng, trong hai tối 24 & 25/2/2024, từ 18h00, với nghi thức dâng hàng trăm ngàn ngọn đăng cùng nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm hấp dẫn.

Hàng trăm ngàn ngọn đăng thắp sáng ước nguyện đầu năm

Trong văn hóa Phật giáo, ngày rằm tháng Giêng là ngày trọng đại, đẹp nhất trong năm và có ý nghĩa rất đặc biệt để người dân gửi gắm ước nguyện cho cả năm an yên, trọn vẹn. Theo quan niệm, ngày Rằm đầu tiên trong năm, đức Phật giáng lâm tại các chùa, để chứng độ lòng thành của các tín đồ. Vì vậy, đi lễ chùa đã trở thành nghi thức quan trọng của người dân trong ngày này, bởi quan niệm đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.

image.png
Chiêm bái Đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi đã trở thành thói quen của người dân Nam Bộ

Tại núi Bà Đen (Tây Ninh) dịp này, hàng trăm ngàn người dân và du khách tìm đến hệ thống chùa Bà để tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát và cầu ước cho một năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc và may mắn. Không chỉ hành hương cầu an lành may phước tại hệ thống chùa Bà, chiêm bái Đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi đã trở thành thói quen của người dân Nam bộ. Và năm nay, du khách, Phật tử có thêm một điểm phải ghé thăm, đó là tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn bậc nhất thế giới tại khu vực đỉnh núi Bà, để mong cầu bình an, tài lộc.

Tại núi Bà Đen (Tây Ninh) dịp này, hàng trăm ngàn người dân và du khách tìm đến hệ thống chùa Bà để tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát và cầu ước cho một năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc và may mắn. Không chỉ hành hương cầu an lành may phước tại hệ thống chùa Bà, chiêm bái Đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi đã trở thành thói quen của người dân Nam bộ. Và năm nay, du khách, Phật tử có thêm một điểm phải ghé thăm, đó là tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn bậc nhất thế giới tại khu vực đỉnh núi Bà, để mong cầu bình an, tài lộc.

Đặc biệt, tại đỉnh núi Bà Đen năm nay, du khách còn được tham dự Đại lễ dâng đăng Rằm tháng Giêng được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, diễn ra trong hai tối 24&25/2/2024, từ 18h00.

Du khách mang theo lời ước nguyện, tự tay viết lên đèn đăng, dâng trước Phật Bà

Theo đó, hàng trăm ngàn ngọn đăng sẽ được thắp sáng tại khu vực quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, mang theo lời ước nguyện tự tay du khách và Phật tử viết lên đèn đăng, dâng trước Phật Bà, cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Hành hương mùa lễ tháng Giêng tới núi Bà sẽ là hành trình của Từ Bi và Hỷ Xả

Sau nghi thức dâng đăng trước Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, đại lễ dâng đăng sẽ được tiếp diễn tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, nơi hàng chục ngàn ngọn đăng được thắp lên trên những bậc thang theo vòm cánh cung bao quanh tôn tượng thiêng liêng, để hành trình hành hương về miền đất thiêng Núi Bà kết nối trọn vẹn tứ vô lượng tâm, từ sự Từ Bi nơi tượng Phật Bà tới tâm Hỷ Xả của Bồ Tát Di Lặc. Và như thế, hành hương mùa lễ tháng Giêng quan trọng nhất năm tới núi Bà Tây Ninh sẽ là hành trình của Từ Bi và Hỷ Xả, của an lành và may mắn, tài lộc cả năm.

Gửi tâm nguyện bình an qua những show nghệ thuật Phật giáo

Không chỉ mang tới du khách một đại lễ dâng đăng lớn nhất từ trước nay trong dịp Rằm Tháng Giêng, tạo nên một biển hoa đăng lung linh chưa từng có trên đỉnh thiêng, những ngày này, Núi Bà Đen còn là một “sân khấu nghệ thuật Phật giáo” đầy cảm xúc, với những tiết mục trình diễn mang đậm sắc màu văn hóa thiền.

Ngay trước khi nghi thức dâng đăng diễn ra tối 24/2, du khách, Phật tử tới đỉnh núi Bà sẽ được thưởng thức và gửi tâm nguyện bình an cho năm mới, qua các tiết mục nghệ thuật Phật giáo đặc sắc, do các ca sỹ và nghệ sỹ, nhóm múa đến từ TPHCM thể hiện, tại khu vực tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn.

Show trình diễn nhạc nước độc đáo tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

Chương trình nghệ thuật Phật giáo còn được đặc biệt dàn dựng kết hợp với show trình diễn nhạc nước độc đáo tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, tạo nên những khoảnh khắc tâm linh màu nhiệm, đưa du khách, Phật tử vào một hành trình tứ vô lượng tâm Từ -Bi -Hỷ -Xả vẹn tròn thân, tâm, trí, để cảm nhận nguồn năng lượng an nhiên thấm trong từng mạch nguồn hơi thở, cho một năm mới thật an lành, may mắn.

Hành trình chiêm bái hai tôn tượng là hành trình khởi đầu của cho một năm nhiều an lành, hỷ lạc

Với nhiều du khách tới Núi Bà Tây Ninh từ đầu xuân Giáp Thìn đến nay, việc chiêm bái tôn tượng Bồ Tát Di Lặc cao 36m, được ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo mô thức bậc thang với 54 lớp, một phương thức tạo hình chưa từng có tại Việt Nam là một trải nghiệm đặc biệt may mắn trong dịp đầu năm mới, bởi Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho Hỷ Xả, cho tài lộc, vui vẻ, hạnh phúc. Bởi thế, việc đại lễ dâng đăng lần đầu tiên được tổ chức quy mô lớn trên đỉnh núi Bà, với nghi thức dâng đăng cùng các hoạt động nghệ thuật đặc biệt kết nối hành trình chiêm bái hai tôn tượng kỳ vĩ nơi đỉnh núi thiêng cũng là hành trình khởi đầu của một năm nhiều an lành, hỷ lạc với mỗi du khách chọn đến Núi Bà Đen dịp rằm tháng Giêng này.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội
    Với sự góp mặt của 250 gian hàng của hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm tại Thủ đô Hà Nội. Đây là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn nhất trong dịp cuối năm.
  • Hà Nội triển khai 5 giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố Hà Nội năm 2025. Trong đó, Thành phố sẽ triển khai 5 giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên HTX, người lao động và đảm bảo an sinh xã hội…
Đừng bỏ lỡ
Đại lễ dâng đăng Rằm Tháng Giêng tại Núi Bà Đen, Tây Ninh: Hàng trăm ngàn đèn đăng, nhiều tiết mục nghệ thuật Phật giáo đặc sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO