Sân khấu

“Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc

Tô Ngọc Oanh 08:09 14/05/2024

Tối 13/5, Little Stars – nhóm sinh viên chuyên ngành Quản trị Sự kiện thuộc Khoa Du lịch học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh”.

Sự kiện Talkshow & Biểu diễn Nghệ thuật “Dạ Lan Canh” được tổ chức với mục đích quảng bá, bảo tồn nghệ thuật quan họ của dân tộc đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội.

z5437907161480_35d9713949d193fa1aed77344fadff31.jpg
Tiết mục mở màn "Mời nước - mời trầu" tại sự kiện.

Quan họ - một hình thức nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, trước nhịp sống hiện đại và những đổi thay không ngừng của thời đại mới, quan họ đã phần nào trở nên mờ nhạt trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Nhận thức được điều này, sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh” được nhen nhóm và ra đời với hy vọng giới thiệu, đưa quan họ cổ, vốn là loại hình nghệ thuật truyền thống cổ xưa đến gần hơn với thế hệ trẻ ngày nay.

Tại sự kiện, các bạn trẻ đã được tham gia trải nghiệm tương tác “Nghệ thuật têm trầu cánh phượng” - một nét văn hóa đẹp gắn liền với người dân xứ Kinh Bắc (Bắc Ninh). Miếng trầu têm cánh phượng biểu đạt cách đối nhân xử thế trọn nghĩa vẹn tình của người Quan họ, nhất là trong các canh hát giao duyên hay sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

z5437907037856_bae7178fec2465d849004e3cec02f7f8.jpg
Liền chị Nguyên Như Chính hướng dẫn làm trầu têm cánh phượng.
z5437914337560_5c56dcec0f5de8f71323460d00c2be51.jpg
Các bạn trẻ tham gia trải nghiệm tương tác “Nghệ thuật têm trầu cánh phượng”.

Đồng thời, Talkshow với chủ đề “Giải mã hát canh Quan họ cổ” kết hợp biểu diễn nghệ thuật tái hiện một canh hát Quan họ cổ có sự tham gia của diễn giả - NSƯT Xuân Mùi, các liền anh liền chị cùng host MC. TS. Trịnh Lê Anh.

Chia sẻ tại talkshow, NSƯT Xuân Mùi - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh cho biết, hát canh là tục hát cổ nhất của quan họ Bắc Ninh. Theo truyền thống, hát canh là hát vào ban đêm, từ 19h đến 21h là canh Một; 21h đến 23h là canh Hai; 23h đến 1h là canh Ba; 1h đến 3h là canh Tư; 3h đến 5 giờ sáng là canh Năm. Hát canh bắt buộc phải ca đủ ba chặng thì mới gọi là một canh Quan họ, bao gồm: (1) Hát giọng lề lối; (2) Hát giọng vặt; (3) Hát giọng giã bạn.

z5437907032520_dbe0b8f5d89351b316a495b43723b147.jpg
NSƯT Xuân Mùi chia sẻ tại talkshow.

“Hát canh là hình thức diễn xướng đặc sắc và tiêu biểu của sinh hoạt văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát canh hội tụ những giá trị độc đáo và tinh túy nhất của “Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”, NSƯT Xuân Mùi nhấn mạnh.

Talkshow & Biểu diễn Nghệ thuật “Dạ Lan Canh” đã mang đến những chia sẻ sâu sắc từ góc nhìn của nghệ nhân, những người giữ lửa, truyền lửa cho các thế hệ sau về di sản của quốc gia cùng những trải nghiệm trực tiếp không gian nghệ thuật truyền thống, người tham gia đã có cơ hội được hiểu hơn về Quan họ cổ, về hát canh. Từ hiểu và biết, sự kiện cũng khơi dậy tình yêu, niềm tự hào dân tộc về di sản Quan họ, góp phần bảo tồn và phát huy di sản này./.

Bài liên quan
  • Hội thi Dân ca quan họ Bắc Ninh mở rộng năm 2024
    Hội thi Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở rộng xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra trong 3 ngày từ 12 đến 14/3 với sự tham gia của hơn 600 nghệ nhân, diễn viên, nhạc công, liền anh, liền chị thuộc 9 Đoàn nghệ thuật quần chúng và 62 làng Quan họ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
“Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO