Аại tướng Võ Nguyên Giáp, những điửu ít biết

vnexpress| 23/08/2011 08:52

(NHN) Thuở ấu thơ, vườn nhà , vườn hà ng xóm chính là  chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, dà n trận đánh giặc giả của cậu bé Võ Nguyên Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho. Có lần cậu bị bố mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bà n thử xin tha tội.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của đại tướng Võ Nguyên Giáp, VnExpress xin giới thiệu bà i viết của tác giả Trần Mạnh Thường, hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh, hiện giảng dạy ở АH Sân khấu Аiện ảnh. Là  đồng hương với đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Thường đã bử ra hà ng chục năm để sưu tầm hình ảnh, tư liệu vử đại tướng.

Thời niên thiếu của đại tướng Võ Nguyên Giáp

Quê tôi từ xa xưa đã lưu truyửn trong dân gian câu dân ca "Tháng bảy nước chảy lên bử". Tháng bảy âm lịch là  mùa lũ lụt quê tôi. Cậu bé Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chà o đời đúng mùa mưa lũ và o ngà y 2 tháng 7 năm Tân Hợi, dương lịch là  ngà y 25/8/1911, trong một cái chòi cao cất tạm dưới gốc cây mít cổ thụ sau vườn nhà  để tránh mưa to nước lớn.

Cậu bé Giáp sinh trưởng trong một dòng họ Võ rất lớn, có tiếng tăm tại là ng An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình). Gia đình cậu có bảy anh chị em nhưng người anh cả và  chị cả mất sớm nên còn lại năm: 3 người con gái và  2 người con trai là  Võ Nguyên Giáp và  Võ Thuần Nho - người sau nà y là  Thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Là ng An Xá những ngà y nông nhà n, có nghử thủ công truyửn thống dệt chiếu cói nổi tiếng khắp vùng, dân gian đã có câu ca "Chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu". Cũng như bao là ng quê khác, An Xá xanh mướt với bốn mùa với cam, quít, mít, ổi... Thấp thoáng trong những vườn cây ăn quả ấy là  những ngôi nhà  tranh vách đất, đầy ắp tiếng cười của con trẻ.

Nhà  cậu bé Giáp cũng đầy quả ngọt, hoa thơm, đặc biệt là  cây mít cổ thụ, đà o tiên và  hai cây khế ngọt. Ngà y ngà y cậu cùng lũ trẻ là ng trèo cây hái quả. Mùa nà o thức ấy, mẹ hái quả trong vườn đem bán ở chợ Thùi, chợ Tréo.

Ảnh: Trần Hồng.
Tướng Giáp trong một lần vử thăm nhà  tại là ng An Xá. Ảnh: Trần Hồng.

Thuở ấu thơ, vườn nhà , vườn hà ng xóm chính là  chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, trèo cây lấy quả, dà n trận đánh giặc giả của cậu bé Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho với cậu. Và  có lần cậu đã bị thầy (bố) mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bà n thử xin tha tội.

Hai cụ thân sinh của cậu Giáp là  cụ Võ Quang Nghiêm và  cụ Nguyễn Thị Kiên. Là  nhà  nho có uy tín trong vùng, cụ Nghiêm dạy chữ Hán nhưng khi phong trà o học chữ quốc ngữ phát triển, cụ chuyển sang dạy chữ quốc ngữ cho thanh thiếu niên trong là ng và  bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Cụ Nghiêm tuy không phải là  tiên chỉ của là ng nhưng mỗi lần là ng có việc tế lễ, đửu mời cụ là m chủ tế.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, do phải thu xếp việc nhà , chưa kịp tản cư cùng gia đình, cụ Nghiêm bị giặc Pháp bắt đưa vử giam ở Huế. Cụ bị chúng tra tấn và  chết ngay trong nhà  lao Huế. Sau ngà y đất nước thống nhất, con cháu đã tìm thấy và  bốc mộ cụ đưa vử an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy. Khác với cụ ông rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, giữ gìn nử nếp gia phong, cụ bà  lại rất mực yêu thương, luôn đỡ lời cho con mỗi khi bị cụ ông mắng mử.

Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong là ng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà  già u như nhà  Khóa Uy, một Hoa kiửu già u sụ ở là ng Tuy Lộc kử bên. Cậu bé Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyửn chở thóc đi trả nợ. Suốt buổi cậu phải ngồi dưới thuyửn, còn mẹ cậu phải đội thóc chạy lên chạy xuống bến giữa trời nắng chang chang.

Tuy còn nhử tuổi, nhưng đêm đêm cậu bé Giáp đã được mẹ kể vử tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hà m Nghi hạ Chiếu cần vương kêu gọi các sĩ phu và  dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói vử phong trà o đánh Pháp qua bà i vè "Thất thủ kinh đô".

Những tháng ngà y theo lũ trẻ là ng đánh khăng, đánh đáo, bơi lội bì bõm dưới dòng Kiến Giang qua đi, cậu bé Giáp trở thà nh học trò trường là ng. Cậu cùng người em trai Võ Thuần Nho và  dăm ba đứa bạn ngồi trên chiếu ê a: "Thiên - trời, địa - đất, cử­ - cất, tồn - còn, tử­ - con, tôn - cháu...".

Cậu nhớ mãi những điửu răn dạy trong sách "Ấu học tân thư": "Tổ ta là  Hồng Bà ng/Triệu Thủy, Kinh Dương Vương/Sự tích thời Bắc thuộc/Mối nhục cũ khó quên", đặc biệt là  câu: "Ong tuy độc không đốt trong đà n/Hổ tuy ác không ăn đồng loại". Những điửu nà y đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời của tướng Giáp.

Lớn lên, xa lũ trẻ học trường là ng, cậu lên học trường tổng ở là ng Tuy Lộc, nơi có chợ Hôm nổi tiếng buôn bán tập nập. Ngà y hai buổi sáng đi, chiửu vử, trưa ở lại cậu cùng người cháu họ ra chợ mua bánh ăn trừ bữa.

Ở chợ Hôm có ty rượu do Sica - một tên thực dân Pháp khét tiếng quỷ quyệt là m chủ. Аể mua vui cho bọn Pháp và  lý trưởng, chánh tổng và o những ngà y tết Tây, quốc khánh của nước mẹ đại Pháp, thầy giáo trường tổng thường bắt bọn trẻ hát. Cậu Giáp thấy khó chịu khi thầy giáo khúm núm trước tên chủ ty rượu Pháp, mặc dù cậu được thầy quý mến vì học giửi.

Học hết lớp đồng ấu, muốn học tiếp cậu bé Giáp phải rời trường tổng và o học lớp 3 trường huyện. Trường huyện cách nhà  cậu khoảng 4-5 cây số, từ nhà  lên trường huyện phải đi đò. Cậu Giáp đã nhiửu lần theo mẹ đi chợ huyện bằng đò dọc. Cậu vui lắm, cảnh vật ở đây tuyệt đẹp. Аi giữa dòng Kiến Giang trong xanh, đôi bử lớp tre xanh tửa bóng, những vườn cau, vườn chuối trĩu quả, xen giữa là  mái nhà  tranh giản dị.

Lần nà y cậu cũng theo mẹ đi đò dọc, nhưng không phải đi chợ huyện như mọi ngà y mà  đi trọ học. Cậu Giáp buồn lắm, bởi vì cậu ngà y ngà y phải xa mẹ. Аò đã qua mũi Viết Thượng Phong, đò cập bến chợ huyện. Phố xá đông vui, sầm uất, tấp nập người qua lại nhưng lòng cậu vẫn nặng trĩu... Mẹ dẫn cậu đến nhà  một người thân xin ở trọ. Trước lúc ra vử, mẹ âu yếm bảo: "Con ở lại đây, ngoan, học giửi, mai mốt thím (mẹ) lên đón con".

Cậu Giáp không cầm được nước mắt òa khóc nức nở túm áo mẹ nằng nặc đòi theo vử. Cậu chạy thẳng xuống đò. Mẹ đà nh cho cậu vử theo. Vử đến nhà , cậu không dám và o nhà  ngay sợ thầy mắng. Cậu lủi thủi một mình sau vườn chử mẹ và o thưa trước với thầy. Không thấy thầy la rầy gì lại thân mật gọi cậu và o thế rồi hôm sau cậu thuận lên trường trọ học. Học lớp 3 trường huyện cậu nổi tiếng học giửi nhất lớp. Tổng kết cuối năm cậu đứng đầu.

Ảnh: Trần Hồng.
Học sinh, người dân Quảng Bình đón ông vử thăm quê. Ảnh: Trần Hồng.

Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Аồng Hới học tiếp. Аồng Hới thuộc tỉnh lửµ Quảng Bình, cách là ng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bử Nhật Lệ trong xanh với thà nh cổ bao quanh từ thời Gia Long và  được xây lại bằng gạch thời Minh Mạng.

Những năm học ở thị xã Аồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà  người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà , không lấy tiửn trọ, được học với nhà  sư phạm có tiếng, thầy giáo Аà o Duy Anh, người mà  sau nà y trở thà nh một học giả, một nhà  nghiên cứu văn hóa, giáo sư sử­ học, một nhà  văn có tà i.

Cậu Giáp người nhử bé, nhưng đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, nước da trắng như con gái thà nh phố. Cậu được ngồi bà n đầu với các bạn gái, nên bị bạn bè trêu trọc. Hai năm học ở tiểu học Аồng Hới, hà ng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kử³ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toà n tỉnh. Vử là ng cậu được dân là ng nể trọng, gia đình rất tự hà o vử cậu.

Năm 13 tuổi cậu Giáp lên đường và o Huế ứng thi. Ngà y ấy học trò các tỉnh Trung kử³ muốn học lên bậc trung học phải thi và o trường quốc học Huế. Ngà y thi đã đến, nhưng chủ quan cho mình là  thủ khoa của tỉnh, cậu tin chắc mình sẽ đỗ. Tuy nhiên, lần thi tuyển lần ấy cậu bị trượt. Cậu buồn bã trở vử quê trong niửm tiếc nuối, nhưng rồi cậu tự nhủ thua keo nà y ta bà y keo khác, ngà y đêm đèn sách chử kử³ thi tới.

Mùa hè năm sau, 1925, cụ Nghiêm thân chinh đưa cậu và o Huế, tìm chỗ trọ học để ôn thi. Rút kinh nghiệm ngã ngựa lần trước, kử³ thi lần nà y cậu là m bà i vở cẩn thận hơn, kết quả cậu đỗ và o loại khá.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Аại tướng Võ Nguyên Giáp, những điửu ít biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO