Sân khấu

Cuộc thi “Bông Lúa Vàng” kỷ niệm 30 năm tiếp sức cho nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử

Nguyễn Lâm 13:51 14/01/2024

Tối 13/1, Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM (VOH) đã tổ chức lễ Kỷ niệm 30 năm Cuộc thi Bông Lúa Vàng - Tỏa sáng tài năng cải lương (1993 - 2023) và 10 năm ngày UNESCO chính thức vinh danh loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử vùng Nam bộ của Việt Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại (2013 - 2023)

3eqlyvsl.png
Cuộc thi “Bông Lúa Vàng” kỷ niệm 30 tiếp sức cho nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử

Lễ kỷ niệm 30 năm cuộc thi cải lương Bông lúa vàng đánh dấu một hành trình đáng tự hào của Cuộc thi khi hơn 1.500 chương trình được phát sóng đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu của người dân Nam bộ.

Qua 30 năm tổ chức, cuộc thi Bông Lúa Vàng của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM đã góp phần lan tỏa tình yêu nghệ thuật đờn ca tài tử trong công chúng, tạo sân chơi cho các thí sinh được trổ tài ca hát để thỏa niềm đam mê sân khấu cải lương.

Từ năm 1993 đến nay, 2h chiều thứ Bảy hàng tuần đã trở thành khung giờ được mong đợi của nhiều thính giả miền Nam, nhất là khu vực miền Tây để thỏa niềm đam mê đờn ca tài tử qua việc thưởng thức những làn điệu ca cổ do các thí sinh tham gia cuộc thi Bông Lúa Vàng trình bày.

30 năm phát sóng, chương trình luôn có sự đổi mới qua mỗi mùa giải, mang đến các tiết mục hấp dẫn nhất phục vụ người nghe. Từ một sân chơi cho các giọng ca trẻ và người lớn tuổi có nơi ca hát, học hỏi cùng nhau, đến nay giải Bông Lúa Vàng vẫn tiếp tục khẳng định sức sống bền bỉ, là bậc thang đầu tiên trong hành trình làm nghệ thuật của những tài năng đờn ca tài tử cải lương Nam Bộ.

Bên cạnh việc lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp của cuộc thi, những người làm chương trình cũng không ngừng cập nhật, đổi mới để Bông lúa vàng mãi là chương trình được mọi người yêu mến và lựa chọn, trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi cho hay.

2e6fds4j.png
Giọng ca Nguyễn Quỳnh Như dành giải nhất Cuộc thi Bông Lúa Vàng 2023. Ảnh: Mạnh Tiến

Giải "Bông lúa vàng" do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM khởi xướng, được tổ chức từ năm 1993 đến nay, là Cuộc thi dành cho bộ môn nhạc ca tài tử và cải lương đầu tiên trên hệ thống Phát thanh và truyền hình cả nước.

Với hơn 1.500 buổi phát sóng, Bông lúa Vàng được coi là chương trình được duy trì lâu nhất trong hệ thống phát thanh - truyền hình cả nước. Từ cuộc thi này, nhiều tài năng đã tỏa sáng, thành danh trên sân khấu cải lương.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao giải thi sáng tác kỷ niệm 30 năm Bông lúa vàng cho 5 tác phẩm là những bài vọng cổ, văn thơ và bài cảm nhận của khán thính giả, tác giả và soạn giả ghi lại ấn tượng đẹp về cuộc thi trong suốt 30 năm qua. 12 thí sinh vào vòng Lúa Vàng cuộc thi năm 2023 được trao giấy chứng nhận, trong đó giải Quán quân thuộc về Nguyễn Quỳnh Như đến từ Bạc Liêu.

Bông lúa vàng năm 2023 là một mốc quan trọng, kỷ niệm 30 năm tổ chức giải và cũng là dịp kỷ niệm 10 năm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Bài liên quan
  • Sân khấu và khán giả trẻ
    Trong nghệ thuật sân khấu, sân khấu và khán giả là mối quan hệ biện chứng và cộng sinh không thể tách rời. Sân khấu diễn ra là để phục vụ khán giả; còn khán giả xuất hiện là để cho sân khấu tồn tại và thực hiện nhiệm vụ, vai trò của nó. Nhiều năm trở lại đây, khi mà khán giả trẻ đang ngày một thưa vắng thì Dự án Sân khấu học đường khởi động đã ít nhiều mang đến những tín hiệu tích cực, hứa hẹn cho sự phát triển của sân khấu Việt nói chung, sân khấu Hà Nội nói riêng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc thi “Bông Lúa Vàng” kỷ niệm 30 năm tiếp sức cho nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO