Covid-19: Vì đâu Indonesia nên nỗi?

KTĐT| 18/07/2021 17:41

Hiện Indonesia đã trở thành tâm chấn Covid-19 của châu Á với số ca mắc theo ngày hơn 51.000 trường hợp. Vì sao quốc gia Đông Nam Á lâm đến bước đường này?

Phong tỏa chậm, xét nghiệm thiếu hiệu quả
Trong năm 2020, Indonesia gần như đã kiểm soát được sự bùng phát Covid-19. Nhưng  một đợt bùng phát nghiêm trọng các ca mắc mới gia tăng vào tháng 6 năm nay đã gây áp đảo các bệnh viện, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế cảnh báo Indonesia đang ở "bờ vực của thảm họa Covid-19."
Bộ trưởng Y tế Indonesia, Budi Gunadi Sadikin, cho biết đầu tháng này đã chứng kiến ​​"sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc mới" sau kỳ nghỉ lễ. Các trường hợp mắc biến thể Delta lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ đã khiến con số này tăng nhanh.  
Indonesia đã bắt đầu phong tỏa toàn quốc hôm 10/7, vào thời điểm đó quốc gia này ghi nhận hơn 30.000 trường hợp mới mỗi ngày. Chính phủ cho biết họ đang "huy động mọi nguồn lực" để đối phó với sự gia tăng của Covid-19, bao gồm cả việc nhập bình dưỡng khí từ các nước khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Indonesia hiện đang phải trả giá do không phong tỏa toàn quốc sớm. Và những con số hiện tại có thể không phản ánh được bức tranh toàn cảnh. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, hơn 27% kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính, Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm dương tính cao nhất trên thế giới. Các con số cho thấy nhiều trường hợp vẫn chưa được xác nhận.
Một cuộc khảo sát được công bố vào tuần trước cho thấy gần một nửa số cư dân của Thủ đô Jakarta có thể đã mắc bệnh Covid-19 - gấp hơn 12 lần số trường hợp được ghi nhận chính thức ở thủ đô Indonesia vào thời điểm nghiên cứu được thực hiện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong báo cáo tình hình gần đây nhất: “Nếu không có xét nghiệm thích hợp, nhiều tỉnh không thể cách ly các trường hợp mắc mới đúng lúc”.
“Chỉ là cảm lạnh thông thường”
Một rào cản lớn khác đối với việc kiểm soát sự bùng phát của Indonesia là sự tràn ngập của các thông tin sai lệch về vaccine và Covid-19. 
Trong nhiều tháng, các tin nhắn WhatsApp đã lan truyền tin tức giả mạo về các phương pháp điều trị Covid-19 không hiệu quả. Sự tranh cãi về vaccine đã lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, khiến một số người không muốn tiêm phòng do lo sợ có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong. Và do thông tin sai lệch, nhiều người ở Indonesia vẫn không cảm nhận được mối nguy thực sự từ Covid-19, ngay cả khi các trường hợp mắc mới gia tăng.
Cách đây vài tuần, Karunia Sekar Kinanti, một người dân Indonesia 32 tuổi, nhận thấy cậu con trai hai tháng tuổi của mình là Zhafran bị sốt, nhưng cô cho rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường. Mẹ cô bị cảm cúm và ho, nhưng Kinanti không nghĩ đó là các triệu chứng Covid-19 vì mẹ cô vẫn còn khứu giác. "Sau đó, Zhafran, tôi và một người con khác cũng bị ốm”, cô cho biết.
Hai tuần trước, khi Zhafran yếu hơn và gặp khó khăn khi thở, cô mới đưa con đến bệnh viện và nhận kết quả dương tính với Covid-19. Vào ngày 5/7, mẹ của Kinanti qua đời. Cho đến nay, Kinanti vẫn không biết có phải bà mắc Covid-19 hay không vì chưa được xét nghiệm.
Cạn kiệt nguồn lực
Cuộc khủng hoảng ở Indonesia hiện đang diễn ra theo cách tương tự như làn sóng thứ hai của Ấn Độ, với tình trạng thiếu bình dưỡng khí và bệnh nhân phải di chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ. Sudirman Said, Tổng thư ký của Hội Chữ thập đỏ Indonesia, cho biết các bệnh nhân đã phải di chuyển hàng tiếng đồng hồ để nhận được chăm sóc y tế.
"Các bệnh nhân đau ốm chỉ chờ đợi những có người khác tử vong để họ có cơ hội được nhập viện”,  Giám đốc điều hành Dự án HOPE tại Indonesia, Edhie Rahmat, cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tháng, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều bệnh viện đã dựng lều để chăm sóc bệnh nhân bên ngoài các tòa nhà. "Đỉnh điểm cho làn sóng Covid-19 thứ hai ở Indonesia vẫn chưa đạt được."
Sự bùng phát và tình trạng thiếu giường bệnh khiến những người có bệnh lý tiềm ẩn càng dễ bị tổn thương hơn. Đó là trường hợp của bé Baswara Catra Wijaya của Tantien Hermawati, mắc bệnh tim bẩm sinh. Bà mẹ cho rằng bé có thể đã nhiễm Covid-19 khi nhập viện vào tháng 11 năm ngoái để phẫu thuật.
Bé đã tử vong ngày 11/12/2020 khi chưa đầy 4 tháng tuổi. Hermawati tin rằng cô ấy đã may mắn - ít nhất cô ấy đã có thể tham dự đám tang của con mình. Cô ấy khuyên các bậc cha mẹ khác nên thận trọng hơn và ở nhà để tránh cho trẻ em tiếp xúc với các nguồn lây Covid-19.
Tương lai
Tổng thống Joko Widodo cho biết hy vọng chính của Indonesia trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đang gia tăng là vaccine.
"Tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine phải được đảm bảo vì chúng tôi thấy rằng vẫn còn khoảng cách lớn trong việc tiếp cận vaccine trong cả nước", ông nói, theo Antara News.
Đầu tháng này, Nhà Trắng thông báo sẽ gửi 3 triệu liều vaccine Moderna để hỗ trợ Indonesia chống lại đợt tăng đột biến. Hôm 13/7, hơn 3 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã đến Indonesia thông qua chương trình COVAX toàn cầu, chuyến hàng thứ 8 đến quốc gia này. Indonesia đã nhận được hơn 14 triệu liều vaccine thông qua COVAX, theo truyền thông nhà nước.
Nhưng đối với hàng triệu người đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19, những liều vaccine này có thể đến quá muộn. Đối với Kinanti và người con hai tháng tuổi Zhafran, tình hình đang được cải thiện. Bác sĩ của lạc quan hơn về khả năng sống sót của em bé, nhưng cảnh báo rằng Zhafran có thể bị suy giảm dung tích phổi.
Cô ấy nói rằng cô ấy đã đánh giá thấp Covid-19 và nghĩ rằng nó không thể ảnh hưởng đến con mình: "Tôi đã đến bệnh viện trễ, và tôi thực sự hối hận về điều đó."
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Covid-19: Vì đâu Indonesia nên nỗi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO