Đã gần 10 năm nộp tiền cọc 107 triệu VNĐ cho Công ty XKLĐ TMS nhưng cho đến bây giờ, còn rất nhiều người như thế này đang bị Công ty XKLĐ TMS hút mồ hôi, ăn quỵt tiền. Người lao động trong phiếu thu này vẫn chưa lấy được tiền cọc
Công ty Cổ phần TMS Nhân lực: Ác mộng “đổi đời” - Bài 2: Bơ vơ xứ người
Công ty XKLĐ BATIMEX bị phạt vì cung cấp thiếu thông tin cho người lao động
Những cú thu tiền liều mạng của Công ty XKLĐ Hogamex: Bài 1 - Làm những việc Nhà nước nghiêm cấm
Sau khi Báo đăng, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều thông tin liên quan đến hoạt động của Công ty này cũng như những dấu hiệu lợi dụng vốn của người nghèo.
Theo phản ánh của hai lao động Nguyễn Danh Khương và Đỗ Long Dương thì Công ty Cổ phần TMS Nhân lực đều thu phí vượt quy định của nhà nước gấp nhiều lần. Đặc biệt Công ty TMS Nhân lực đã thu cao gần gấp đôi tiền đặt cọc theo quy định của nhà nước…
Biên lai thu tiền (bản gốc) vượt quy định của Nhà nước căn cứ theo Thông tư 21, 22 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Từ những thông tin của người lao động cung cấp, chúng tôi đã có dịp trao đổi nhanh với bà Trần Thị Vân Hà – Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐTB&XH). Bà Hà chia sẻ, theo quy định của nhà nước thì các doanh nghiệp có thể thu tiền đặt cọc (tiền chống trốn) của người lao động tối đa quy ra tiền VNĐ là khoảng 60 triệu đồng. Như vậy, nếu theo biên lai thu tiền, doanh nghiệp này đã thu của người lao động tới 107 triệu VNĐ là đã có dấu hiệu thu vượt tiền quy định của nhà nước.
Một mặt khác, nếu theo phản ánh của người lao động thì những lao động này đã vi phạm quy định là trốn ra ngoài làm. Tuy nhiên, việc lao động trốn ra ngoài làm cũng phải được giải quyết theo quy định, tức là có mức độ và lộ trình để xử lý chứ không phải cứ thấy lao động trốn ra ngoài là phía công ty không thanh lý hợp đồng hoặc không giải quyết yêu cầu của lao động. Thứ nhất phải xem xem, vì sao người lao động lại trốn ra ngoài làm.
Thứ hai việc họ trốn ra ngoài đó đã ảnh hưởng như thế nào đến uy tín của công ty. Mức độ thiệt hại mà người lao động gây ra ở mức nào từ đó sẽ trừ đi khoản tiền đặt cọc, nếu còn thừa phải trả lại cho người lao động. Đặc biệt, số tiền đặt cọc của người lao động nộp cho công ty phải được tính lãi theo quy định của ngân hàng. Cho nên cũng phải tính xem số tiền lãi của họ được hưởng là bao nhiêu, (cả tiền gốc và lãi) trừ đi tiền đền bù cho công ty…
Như vậy, việc công ty cứ vịn vào lý do họ bỏ trốn mà nghiễm nhiên “nẫng” hết tiền gốc và lãi của người lao động là chưa thuyết phục.
Hơn nữa, quy định thu tiền đặt cọc có khoảng 60 triệu đồng mà ở đây biên lai thu tiền và hợp đồng Công ty Cổ phần TMS Nhân lực đã ngang nhiên thu tới 107 triệu đồng (tức là vượt gần 50 triệu đồng) là đã đúng với quy định nhà nước hay chưa?. Ngoài lao động trên, còn nhiều lao động khác đã gửi đơn tố cáo đến Báo về hành vi tương tự. Với những bằng chứng có dấu hiệu phổ biến này, doanh nghiệp TMS không những loạn thu, thu vượt quy định Nhà nước mà còn thu sai nguyên tắc tài chính. Công ty TMS có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng an ninh kinh tế vì đã nhẫn tâm, trắng trợn nhận tiền trực tiếp từ tay người lao động nghèo như một hình thức gom vốn, lợi dụng vốn bởi vì không thông qua bên thứ 03 tức là ngân hàng... Theo quy định Nhà nước, toàn bộ tiền cọc phải được gửi vào tài khoản ngân hàng và sẽ được tính lãi chứ không đóng trực tiếp cho doanh nghiệp thích làm gì thì làm như Công ty TMS đã thu. Trên con đường từ một công ty nhỏ về xuất khẩu lao động (XKLĐ) đến Tập đoàn TMS, doanh nghiệp này đã để lại phía sau bao nhiêu nghìn, vạn... nạn nhân bị lạm thu là những phận người cơ cực.? Họ đã, đang và sẽ chìm vào miên man cơn ác mộng đổi đời; đi vay mượn ngân hàng, bán nhà cửa đất cát lấy tiền nộp cho công ty TMS. Công ty TMS nghiễm nhiên có hàng loạt người nghèo đến đưa tiền để doanh nghiệp có vốn làm ăn, đầu tư. Nhiều người cho rằng, dòng vốn khởi nguồn từ XKLĐ đó sẽ nhanh chóng được gột rửa khi chảy qua một số lĩnh vực khác như bất động sản, giáo dục,v..v.
Chúng ta thử đặt một bài toán, mỗi một lao động đi sang Nhật lại nộp cho Công ty Cổ phần TMS Nhân lực vượt tới hàng chục triệu đồng mà một năm một doanh nghiệp có thể đưa đi cả trăm, thậm chí hàng nghìn lao động. Mỗi lao động nộp quá cho công ty gần 50 triệu nhân lên với cả nghìn lao động thì số tiền mà Công ty có được sẽ là khổng lồ tới rất, rất nhiều tỷ đồng.
Người nhà lao động Khương trong buổi chiều hôm nay đã phải nộp những giấy tờ gốc này thì mới được Công ty Cổ phần TMS Nhân lực trả lại số tiền 107 triệu (tiền gốc)
Chỉ vì khao khát được đi xuất ngoại để mong có một việc làm với mức thu nhập cao hy vọng có cơ hội đổi đời mà người lao động đã phải cắn răng vay mượn ngân hàng, bán đất cát nhà cửa để nộp tiền cho công ty. Phía công ty bỗng nhiên có được nguồn vốn dồi dào chảy ra từ túi tiền mang nặng mồ hôi và nước mắt của những người lao động nghèo khổ. Thử hỏi tính nhân văn của doanh nghiệp có hay không?
Trong khi lĩnh vực Xuất khẩu Lao động (XKLĐ) được coi là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính nhân văn cao cả. Biết bao nhiêu phận người đã từng được đổi đời nhờ đi XKLĐ. Rất nhiều làng quê ở trên khắp đất nước này đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ có những đồng tiền người lao động kiếm được ở xứ người.
Tuy nhiên, chỉ vì biết được điểm yếu của người dân là thiếu thông tin và họ ước ao nhanh chóng có việc làm mà không ít doanh nghiệp đã lạm dụng vốn, nâng mức phí lên cao gấp nhiều lần quy định là vô nhân tính.
Để rồi không ít lao động xuất ngoại lại còng lưng đi làm trả nợ bù vào khoản tiền chi phí quá lớn để được đi lao động.
Những công ty có dấu hiệu lạm thu này như "con sâu bỏ rầu nồi canh", làm ảnh hưởng không tốt đến những doanh nghiệp khác làm ăn chân chính.
Vì sao biết phía Công ty thu tiền chống trốn vượt quy định nhưng lao động vẫn nộp tiền để đi, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc trong bài 4 với nhiều tình tiết mới.
Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599
Bài 4. Công ty CP TMS Nhân lực bị tố "lập lờ" mạo danh cơ quan của UBND Thành phố Hà Nội?