Sự kiện & Bình luận

Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng

Thu Trang 17/03/2025 17:04

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương; Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý…

z6414801691742-e1f8583c5934aa1aaa39a15db5589518.jpg
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm góp phần tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”; đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng nghiên cứu quan trọng phục vụ cho việc hoạch định và triển khai những quyết sách chiến lược, mang lại những chuyển đổi mang tính cách mạng, nâng tầm công tác lý luận của Đảng theo tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội thảo, nhất là trong bối cảnh toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và nhân dân cả nước phấn khởi thi đua thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2025, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đặc biệt, chuẩn bị tâm thế, khát vọng để bước vào Kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc.

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh yêu cầu không ngừng đổi mới, tiếp tục nâng tầm tư duy, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng; có cách làm mới, đột phá trong nhận thức lý luận, không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, để xây dựng các quyết sách chiến lược, khơi dậy, phát huy mạnh mẽ sức mạnh, tinh thần và ý chí con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bứt tốc, bứt phá trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Trên cơ sở định hướng, gợi mở những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu lớn của công tác lý luận trong thời gian tới, đồng chí Trần Cẩm Tú bày tỏ mong muốn các nhà khoa học, các chuyên gia dự Hội thảo với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tập trung thảo luận, trao đổi, đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề lý luận đặt ra trong bối cảnh mới; làm cơ sở chắt lọc, xây dựng và tham mưu các luận cứ khoa học, phục vụ công tác xây dựng, hoạch định các chủ trương của Đảng, góp phần bổ sung, làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo các địa phương và đông đảo các nhà nghiên cứu lý luận, chuyên gia, nhà khoa học... Các tham luận gửi về Ban Tổ chức, đặc biệt là hơn 80 tham luận có giá trị cao được lựa chọn đăng Kỷ yếu, cùng các ý kiến đại biểu tại Phiên tham luận, Phiên bình luận và Phiên thảo luận bàn tròn tại Hội thảo đã tập trung phân tích các nội dung chính: (1) Những vấn đề chung về công tác lý luận của Đảng; (2) Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác lý luận của Đảng hiện nay; (3) Quan điểm, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phát triển công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn mới.

xuan-thang.jpg
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn hội thảo.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Nhìn lại 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó có hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW năm 1992 của Bộ Chính trị khóa VII và nhất là sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW năm 2014 của Bộ Chính trị khóa XI, công tác lý luận của Đảng đã phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, xây dựng nên một nền lý luận đặc sắc Việt Nam, làm cơ sở cho những chủ trương, quyết sách hết sức quan trọng của Đảng trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

Công tác lý luận của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ bản hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ mới, thể hiện rõ trong mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam; các trụ cột và các mối quan hệ lớn phản ánh những vấn đề mang tính quy luật biện chứng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; lý luận về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; lý luận về phát triển văn hóa và con người Việt Nam; phát triển lý luận về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phát triển một số vấn đề lý luận trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện hai mục tiêu “100 năm”.

Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến lý luận được chú trọng, đẩy mạnh với nhiều đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức lý luận, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có bước chuyển biến rõ rệt, được triển khai toàn diện, quyết liệt, đi vào chiều sâu.

Với tinh thần nghiêm túc và thẳng thắn, các tham luận cũng như ý kiến thảo luận bàn tròn đã đề cập đến một số hạn chế, bất cập, những rào cản, nút thắt, điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của công tác lý luận trong thời gian qua, nhất là trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Đây không chỉ là những hạn chế, khuyết điểm của riêng trong công tác lý luận mà còn là những hạn chế, rào cản trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác ở nước ta.

220250317083411.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định, các ý kiến phát biểu, tham luận tại Hội thảo đã thể hiện rõ tinh thần khoa học sâu sắc, tâm huyết và trách nhiệm; góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy, tạo sự thống nhất và nâng cao nhận thức về công tác lý luận của Đảng.

Hội thảo thống nhất cao trong đánh giá những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW gắn với tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam. Nghị quyết số 37-NQ/TW đã được triển khai thực hiện bài bản, nghiêm túc; dân chủ trong nghiên cứu lý luận được coi trọng, môi trường hoạt động lý luận có sự đổi mới tiến bộ hết sức mạnh mẽ.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương ghi nhận những ý kiến, tham luận, thảo luận sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm; đề xuất các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Bối cảnh, tình hình và yêu cầu mới đang đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác lý luận của Đảng nói riêng, đòi hỏi chúng ta phải kiên định lập trường, lý tưởng cách mạng, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần tiếp tục phát huy dân chủ, sáng tạo, cách mạng trong nghiên cứu và triển khai công tác lý luận” – Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Kết quả thu được của Hội thảo sẽ được Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổng hợp, chắt lọc để bổ sung, nâng cao chất lượng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW và trình Bộ Chính trị trong tháng 3 năm 2025.

Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Hội thảo tiếp thu nghiêm túc những ý kiến sâu sắc của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, nhất là những định hướng, gợi mở nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu lớn từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nhằm cung cấp luận cứ, luận chứng cho việc hoạch định và triển khai những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng có tính lịch sử của dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO