Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Theo vov.vn| 29/08/2019 08:59

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Quyết định này vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký vào ngày 27/8. Lễ hội đập trống của người Ma Coong, một tộc người thuộc dân tộc Bru Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới, đậm chất nguyên sơ. Vào giờ khai lễ, già làng đọc lời khấn, cầu trời đất phù hộ dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu.

cong nhan 2 le hoi o quang binh la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1
Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.

Còn lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức hàng năm vào dịp Quốc khánh 2/9. Từ năm 1946 đến nay, người dân vùng chiêm trũng Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền để mừng Tết độc lập. Các làng xã thi nhau chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, gái đua giỏi.

cong nhan 2 le hoi o quang binh la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 2
Người dân đứng hai bên bờ sông Kiến Giang reo hò, cổ vũ.

Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, việc công nhận 2 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương: “Có thể nói việc công nhân 2 di sản văn hóa phi vật thể này góp phần khẳng định mảnh đất, cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu gắn liền với quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất. Tạo điều kiện, cơ hội cho các địa phương quảng bá, giới thiệu di sản cho bạn bè cũng như du khách quốc tế”./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO