Công an triệu tập người phụ nữ bạo hành bé 2 tuổi

Giao thông| 27/12/2017 20:20

Công an đã triệu tập người phụ nữ có hành vi bạo hành cháu bé 2 tuổi gây phẫn nộ trên mạng xã hội.

Công an triệu tập người phụ nữ bạo hành bé 2 tuổi
Phẫn nộ cảnh người phụ nữ bạo hành bé 2 tuổi. (Ảnh cắt từ clip).

Chiều 27-12, ông Huỳnh Ngọc Anh – Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết, Sở vừa có văn bản yêu cầu UBND huyện Đắk R’Lấp khẩn trương chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, làm rõ vụ người giữ trẻ có hành vi bạo hành cháu bé 2 tuổi. 

Cơ quan công an cũng đã triệu tập người phụ nữ trong đoạn clip lên làm việc. Đồng thời, Sở yêu cầu Phòng Lao động–thương binh và xã hội huyện Đắk R’lấp thực hiện kịp thời việc bảo vệ, chăm sóc cháu bé trên.

Cũng theo ông Ngọc Anh, vụ việc xảy ra vào sáng 27-12 tại tại thôn 6, xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp.

Vào thời điểm trên, một người dân ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xuống nhà người thân chơi tại khu vực trên để chơi. Sau đó, nhìn thấy cảnh người phụ nữ hành hạ đứa trẻ giữa trời lạnh trong một xô nước nên dùng điện thoại ghi lại.

Người này về kể lại vụ việc và đưa clip cho bạn ở thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) xem. Lúc này, người bạn đã lấy clip đăng lên mạng xã hội Facebook để tố cáo hành vi bạo hành của người phụ nữ trên. Sau khi được đăng tải, clip nhận được nhiều chia sẻ và bình luận.

Theo đó, đoạn video dài khoảng 3 phút ghi lại cảnh 1 người phụ nữ khoảng 50 tuổi đang tắm rửa cho bé trai. Lúc này, người phụ nữ dùng một cái cây, đầu quấn vải chà xát vào hậu môn và bộ phận sinh dục của cháu bé. Sau đó, người đàn bà này túm cổ áo nhấc bổng cháu bé lên và liên tục dùng tay đập mạnh lên đầu khiến cháu bé khóc thét.

Chiều cùng ngày, bà Đoàn Thị Mỹ Hiền - Phó Chủ tịch xã Kiến Thành (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết, Công an huyện Đắk R’lấp đang phối hợp với công an xã Kiến Thành triệu tập bà Phạm Thị Vấn (SN 1954, thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) để làm rõ về việc bạo hành trẻ em. Cũng theo bà Hiền, bà Vấn là chủ một cơ sở giữ trẻ tự phát, không được cấp phép của cơ quan chức năng có địa chỉ tại thôn 6 (xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp). Cháu bé bị bạo hành là Đỗ Đắk Minh Đ (2 tuổi) con của ông Đỗ Đắc Dương (ngụ xã Đắk Wer).

Ông Đỗ Đắc Dương cho biết: “Sau khi được người hàng xóm cho xem clip rất bức xúc, sau đó tôi đi kiểm tra cơ thể con thì thấy sau lưng cháu có vết trầy xước, phần bẹn bị đỏ ửng. Ngay sau đó, gia đình đã đến cơ quan công an huyện trình báo hành vi hành hạ con tôi".

Cũng theo ông Dương, vào tháng 8-2016, gia đình ông gửi cháu Đ cho bà Vấn trông coi với giá 1 triệu đồng/tháng cho đến nay. Do thấy có nhiều người gửi trẻ cho bà Vấn nên gia đình ông Dương yên tâm cho đến khi được xem đoạn clip nói trên.

Gia đình ông Dương thuộc diện hộ nghèo của xã, cháu Đ là con thứ 2 của vợ chồng ông Dương. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Công an triệu tập người phụ nữ bạo hành bé 2 tuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO