'Cơn bão' phản đối Grab lan rộng ở Hà Nội

KTĐT| 08/12/2020 08:43

Hàng trăm tài xế Grab đã tập trung tại trụ sở doanh nghiệp này rồi kéo đi nhiều nơi để bày tỏ sự phản đối với chính sách tăng giá và chiết khấu thuế VAT do hãng này đưa ra.

“Đối tác” kiểu “sống chết mặc bay”...
Sáng nay (7/12), hàng trăm tài xế mặc áo đồng phục Grab tập trung rất đông trước trụ sở công ty (ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đưa ra yêu cầu được làm việc với đơn vị chủ quản về việc tăng thuế ảnh hưởng tới thu nhập của họ. Tất cả các tài xế cùng tắt app nhằm gây sức ép với lãnh đạo công ty này phải ra làm việc với họ.
Các tài xế mang theo khẩu hiểu phản đối việc Grab tăng chiết khấu thuế VAT đối với họ. Bởi theo lý giải của cơ quan thuế là tăng VAT với xe công nghệ lên 10% sẽ không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế nhưng nhiều tài xế khẳng định chính sách tăng chiết khấu thuế VAT mà Grab vừa đưa ra đã ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt đối với chuyến đi ngắn cự ly 2 - 5km.
Để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông, lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã cử lực lượng xuống khu vực ngõ 78 phố Duy Tân ngay trong sáng 7/12. Sau đó, do lượng tài xế đổ về quá đông khiến giao thông khu vực này đi lại gặp nhiều khó khăn nên Công an quận Cầu Giấy đã cử lực lượng đến nhắc nhở để đảm bảo an ninh, trật tự.
Đến trưa cùng ngày, do vẫn chưa thấy lãnh đạo Grab ra làm việc, các tài xế tiếp tục kéo nhau lên trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam tại 43 Nguyễn Chí Thanh để bày tỏ sự bất bình của mình về chính sách tăng chiết khấu thuế VAT mà Grab mới đưa ra với cơ quan truyền thông.
Tài xế Bùi Tiến Thành (quê Yên Bái) bức xúc cho biết, việc tăng chiết khấu thuế VAT mà Grab vừa đưa ra chẳng khác nào “đục thủng” nồi cơm của các tài xế. Bởi trước nay những tài xế như anh Thành đã phải chịu chiết khẩu rất nhiều về hãng, cộng thêm tiền xăng xe, ăn trưa, số tiền thực thu của họ chưa được một nửa công sức họ bỏ ra hàng ngày.
Anh Thành cũng “tố” Grab không có bất cứ chương trình hỗ trợ gì cho các tài xế ngay từ khi họ trở thành “đối tác” của nhau. “Từ thuế VAT đến giày dép, đồng phục... thứ gì Grab cũng bắt tài xế chúng tôi phải tự bỏ tiền ra mua” - anh Thành nói và cho rằng, mang tiếng là “đối tác” của nhau nhưng Grab chỉ suốt ngày tập trung vào việc thu tiền về túi còn với các tài xế thì Grab mặc kệ theo kiểu “sống chết mặc bay”.
“Cơn bão” được dự báo trước
Trước đó, ngày 5/12, để đảm bảo thu nhập cho tài xế khi thuế VAT tăng theo Nghị định 126, Grab đã tăng giá 5 - 6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc. Theo đó, giá cước 2km đầu tiên cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ tăng lên 27.000 đồng, cao hơn 2.000 so với trước ngày 5/12. Mức cước này tại các thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng... tăng 3.000 đồng lên 25.000 đồng. Với dịch vụ xe ôm công nghệ GrabBike, giá cước mỗi kilomet (sau 2km đầu tiên) tăng từ 3.400 đồng lên 4.000 đồng. Còn giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2km đầu tiên) tăng từ 300 lên 350 đồng mỗi phút.
Phản ứng của các tài xế Grab là điều được dự báo từ trước khi hãng xe công nghệ này đột ngột tăng giá cũng như tăng chiết khấu thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) lên chính các đối tác của mình. Dù trước đó, theo lý giải của cơ quan thuế là tăng VAT với xe công nghệ lên 10% sẽ không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế song nhiều tài xế khẳng định bị ảnh hưởng rất nhiều từ chính sách mà Grab vừa áp dụng.
Nhiều tài xế cũng cho biết, việc công ty Grab Việt Nam tăng mức chiết khấu của tài xế và tăng giá cước của khách hàng khiến họ bức xúc và lo lắng. Cho rằng điều này sẽ giảm thu nhập của họ - một nghề vốn đã rất vất vả và lo lắng rằng sự cạnh tranh giữa các tài xế sẽ tăng lên do giá cước của khách hàng cũng tăng, điều này làm cho nhiều khách hàng từ bỏ sử dụng Grab chuyển sang Bee hay Gojek, thậm chí là quay trở lại xe ôm truyền thống.
Tại một số hội nhóm trên mạng xã hội facebook nhiều tài xế còn đề nghị xóa hẳn ứng dụng và đình công một thời gian dài.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
'Cơn bão' phản đối Grab lan rộng ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO