Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Đến hẹn lại... khất

KTĐT| 01/04/2019 07:24

Tại buổi Họp báo về kết quả cổ phần hóa (CPH) DN Nhà nước ngày 28/3, đại diện Bộ Tài chính cho hay, việc chậm trễ tiến độ CPH có nguyên nhân khách quan do DN phải CPH có quy mô lớn, quản lý nhiều tài sản Nhà nước, đặc biệt là đất đai.

Gánh nặng đất đai kéo chậm tiến độ CPH
Thông tin từ Bộ Tài chính, tiến độ triển khai CPH năm 2018 còn chậm, chưa đạt được theo kế hoạch. Nhiều đơn vị có số lượng DN phải thực hiện CPH nhưng chưa thực hiện được và chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện. Theo kế hoạch, năm 2018 phải CPH 64 DN nhưng thực tế mới có 23 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án. Kế hoạch CPH năm 2019 là 18 DN. Như vậy, cùng với hơn 40 DN chưa làm xong của năm 2018, nếu không có biện pháp quyết liệt thì không hoàn thành được.
Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của DN, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong CPH và thoái vốn Nhà nước.
Cục trưởng CụcTài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến

Cục trưởng Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Đặng Quyết Tiến cho biết, một trong những nguyên nhân của việc chậm trễ này là do quá trình CPH DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước CPH. Điều này làm kéo dài thời gian thực hiện. Ví dụ, trường hợp của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank), mặc dù đã hơn một năm thực hiện nhưng hiện phương án sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành. Cụ thể, từ năm 2017, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn rà soát đất đai, song do quy mô ngân hàng quá lớn, đến nay Agribank vẫn chưa rà soát, đưa ra được phương án sử dụng đất. Hay như Tổng Công ty MobiFone vướng vụ AVG, nhiều người làm sai, bị kỷ luật, dẫn tới chậm trễ.

Ngoài ra, sự chậm trễ còn có nguyên nhân chủ quan do các địa phương, Bộ, ngành đủng đỉnh. Theo quy định, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện. Tuy nhiên, quá trình này thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ CPH. "Nếu địa phương không quyết liệt, mà đủng đỉnh thì CPH chậm là đúng" - ông Tiến đánh giá.
Hơn nữa, sau CPH, một số Bộ vẫn dùng dằng trong việc bàn giao DN về cho Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý vốn. “Tổng Công ty Thép CPH 2 năm rồi nhưng nay mới làm thủ tục bàn giao. Tổng Công ty Giấy Việt Nam vừa rồi cũng mới bàn giao về SCIC quản lý vốn”- ông Tiến lấy ví dụ.

Có doanh nghiệp bán không ai mua

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, công tác thoái vốn cũng rất chậm. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 phải thoái vốn tại 181 DN, tuy nhiên, thực tế mới thực hiện tại 54 DN. Trong những tháng đầu năm 2019, chưa có DN trong danh sách thực hiện thoái vốn. Một trong những nguyên nhân được ông Tiến đưa ra là "có DN muốn bán mà nhà đầu tư không mặn mà, có DN có dư địa bán thì lại vướng pháp lý". Đơn cử trường hợp Nhà máy Bột giấy Phương Nam (Tổng Công ty Giấy Việt Nam) đã đấu giá 3 - 4 lần nhưng không có nhà đầu tư mua. Hay như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, hiện muốn bán cả giai đoạn 2 của dự án nhưng không giải quyết được tranh chấp giữa chủ đầu tư và tổng thầu EPC. Đây là những vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều.

Về giải pháp, Bộ Tài chính cho rằng, các DN thuộc diện CPH cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN phải chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện CPH, thoái vốn theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Đến hẹn lại... khất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO