Đời sống văn hóa

Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng

Tịnh An 05/02/2025 07:25

Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.

Năm nay, chương trình sẽ diễn ra vào ngày mồng 8 và mồng 9 tháng 2 năm 2025, tức ngày 11 và 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ. Theo đó, vào 17h ngày 8/2, lễ khai hội sẽ chính thức mở màn tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng. Lễ khai hội sẽ diễn ra với nghi thức truyền thống "phạt mộc" kết hợp với chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc, trò chơi dân gian bài chòi, cùng với Lễ đón nhận Bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam cho nghề chiếu lác Kim Bồng, Cẩm Kim.

Nghề mộc ngày càng phát triển và mang lại thu nhập ổn định cho người dân đang theo nghề
Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.là cơ hội để giới thiệu rộng rãi văn hóa, làng nghề truyền thống của Kim Bồng đến với du khách trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ lễ hội, từ 15h00 đến 22h00 ngày 8/2 và từ 08h00 đến 12h00 ngày 9/2 sẽ có hàng loạt hoạt động hấp dẫn như: Trưng bày và trình diễn các nghề thủ công điêu khắc mộc, đóng ghe, làm chiếu, đan thúng, tráng mỳ, cùng các nghề lưới bén, rọ, rớ, chươm, vãi chài; trải nghiệm bơi ghe trên sông Thu Bồn; tham gia trò chơi dân gian; thưởng thức “Món ngon Kim Bồng”… Đây sẽ là cơ hội để du khách và nhân dân tham gia trải nghiệm trực tiếp các nghề truyền thống, tận mắt chứng kiến sự tài hoa và sáng tạo của người dân Kim Bồng.

Tại sự kiện lần này, hoạt động tái hiện Chợ quê Kim Bồng lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng và sẽ đưa vào hoạt động định kỳ hàng tháng, hứa hẹn mang đến sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách đồng thời quảng bá sản phẩm nông nghiệp sạch Cẩm Kim đến với thị trường Hội An và các vùng lân cận. Điều đặc biệt ở phiên Chợ quê Kim Bồng là chỉ dùng những bao bì, vật dụng thân thiện với môi trường, tạo nên không gian chợ xưa, mang đến trải nghiệm tham quan và khám phá làng quê Kim Bồng theo hướng phát triển xanh và bền vững.

Đặc biệt, vào sáng ngày 9/2 (12 tháng Giêng), Lễ tế Tiền hiền Kim Bồng sẽ được tổ chức tại đình Tiền Hiền với sự tham gia của các bô lão trong Hội đồng các gia tộc của làng, thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên và cầu nguyện cho một năm mới mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình. Cùng ngày, tại bờ kè thôn Đông Hà, xã Cẩm Kim sẽ diễn ra Giải đua ghe đầu năm trên sông Thu Bồn với sự tham gia của các đội đua từ các xã, phường trong thành phố Hội An.

Lễ hội không chỉ là dịp để người dân Kim Bồng thể hiện lòng kính trọng đối với các bậc tiền nhân, mà còn là cơ hội để giới thiệu rộng rãi văn hóa, làng nghề truyền thống của Kim Bồng đến với du khách trong và ngoài nước.

Nhằm thu hút du khách và nhân dân tham gia, Ban tổ chức đã quyết định miễn phí vé tham quan làng mộc Kim Bồng và trải nghiệm bơi ghe trên sông trong hai ngày 8 và 9 tháng 2 năm 2025.

Với sáng kiến “Mộc Kim Bồng - Khơi nguồn sáng tạo” khi thành phố Hội An ứng cử gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Kim Bồng đang ngày càng phát triển, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời./.

Bài liên quan
  • Về làng Đồng Kỵ, xem người dân rước "ông pháo" khổng lồ
    Sáng mùng 4 Tết, hàng vạn người dân và du khách tấp nập đổ về phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để cùng chứng kiến lễ hội rước pháo truyền thống. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống ở Bắc Ninh, khởi đầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn.
(0) Bình luận
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 1): Hoàn thiện khung khổ pháp lý
    Để văn học nước nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết đang hoàn thiện Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự thảo Nghị định đang được ngành văn hóa tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 24/3/2025.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Phát hành cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về lực lượng công an nhân dân
    Lễ giới thiệu, phát hành cuốn sách “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người công an cách mạng” của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm do Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội.
  • Tổ chức hoạt động lễ hội sau Tết Ất Tỵ, lễ hội xuân 2025 bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 09/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Chiếu miễn phí phim "Hồng Hà nữ sĩ" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) tổ chức Đợt chiếu phim đặc biệt nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
  • "Quận Ba Đình luôn phấn đấu giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa và yên bình giữa lòng Thủ đô"
    Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa được Quận ủy đăng tải, lấy ý kiến góp ý nhân dân để trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII. Trong Dự thảo, Quận ủy Ba Đình nhấn mạnh: “Phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quận Ba Đình không ngừng phấn đấu để trở thành quận văn minh, hiện đại, giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, và yên bình giữa lòng Thủ đô”.
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO