Cô giáo trẻ với lớp học tiếng Anh miễn phí

Nguyễn Thúy Quỳnh| 25/04/2019 10:52

Hình thức mở lớp dạy miễn phí đã không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại, nhưng đối với lớp học tiếng Anh miễn phí của cô giáo trẻ Hương Duyên ngay trong không gian của chùa Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) với bàn kinh, thảm ngồi… lại khiến nhiều học sinh cảm thấy thích thú.

Cô giáo trẻ với  lớp học tiếng Anh miễn phí
Cô giáo trẻ Trần Thị Hương Duyên
Lớp học độc nhất vô nhị

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô giáo trẻ Trần Thị Hương Duyên luôn khao khát trở thành một người giỏi tiếng Anh để chứng tỏ khả năng của bản thân, nhưng điều kiện kinh tế lại không cho phép, bởi vậy mà khao khát được giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được học tiếng Anh cứ thế lớn dần lên trong suy nghĩ của cô Duyên.
Cô Hương Duyên chia sẻ: “Khi đã tốt nghiệp và có bằng tiếng Anh trong tay, mong muốn lớn nhất của mình chính là trao những cơ hội, cánh cửa mới cho các bạn nhỏ bằng việc mở một lớp tiếng Anh miễn phí - nơi các bạn đam mê học tiếng Anh có thể học. Đặc biệt là đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì mình lại càng mong muốn gieo những điều tốt đẹp nhất cho các em.”

“Những khẩu hiệu như “Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước” nghe có vẻ xa vời nhưng trên thực tế nếu được định hướng tốt, tiềm năng phát triển của các bạn nhỏ sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ!” - cô Duyên chia sẻ thêm.
Một lớp học không bàn, không ghế thay vào đó là thảm ngồi và kệ kinh (giá để sách kinh phật trong chùa). Và đó còn là một lớp học được đặt ngay trong… chùa.

Chia sẻ về lớp học miễn phí trong chùa, cô giáo Hương Duyên nói: “Chỉ cần nghĩ tới hình ảnh mẹ dắt con đến chùa, mẹ hướng đạo cho con, cô truyền cho các con kiến thức tại chùa thì đã là rất đáng quý và đó là lý do khiến mình chọn chùa làm nơi để đặt lớp học tiếng Anh miễn phí.”

Nếu đặt những bộ bàn ghế giống như ở trường sẽ khiến các bạn nhỏ luôn trong tâm thế của một người “buộc phải” đi học, nhưng đến với lớp học đặc biệt này lại hoàn toàn khác. Các bạn sẽ được ngồi trên thảm, phía trước là kệ để kinh và chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy bài.

Đến từng nhà để vận động trẻ đi học… miễn phí

Khi chưa có điều kiện về kinh tế, chưa tìm được những người cộng sự, cô giáo với dáng người nhỏ bé Hương Duyên đã không ít lần lập các đoàn tình nguyện lên Yên Bái, Hòa Bình hay các tỉnh giáp biên giới để tổ chức các lớp dạy tiếng Anh.

Cô giáo trẻ với  lớp học tiếng Anh miễn phí
Và phải đến tháng 7/2017, lớp dạy tiếng Anh miễn phí đầu tiên của cô Duyên đã được mở tại chùa Pháp Vân. Theo như chia sẻ của cô, các lớp học sẽ có giáo án và chương trình giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tuy nhiên, điều khiến cô giáo trẻ trăn trở chính là sự thắc mắc, suy nghĩ của các bậc phụ huynh xung quanh “mục đích thực sự” khi mở lớp học. Về vấn đề này cô giáo trẻ chia sẻ: “Thực tâm mình mở lớp học này chẳng có bất kỳ một mục đích nào, mình không nhận từ thiện của một tổ chức nào, cũng không quảng cáo giới thiệu hình thức lớp học. Hoàn toàn là chỉ đến làm từ thiện. Lớp học mở ra là để cô và các con có thể gắn kết với nhau, cô là người trao kiến thức, tương tác với con, còn con là người nhận được những kiến thức, những điều hay lẽ phải”.

Nói đến quá trình “chiêu sinh” của cô giáo Hương Duyên và các bạn tình nguyện viên thì chẳng khác nào các giáo viên vùng cao đi vận động các bạn nhỏ học con chữ. “Ban đầu chúng mình tìm đến tận nhà các hộ gia đình trong khu dân cư nghèo gần khu vực bến xe, xóm trọ gần chợ Long Biên hay khu vực Gầm Cầu… để có thể vận động các gia đình cho con đi học lớp miễn phí. Nhưng có gia đình khi mình đến vận động đã từ chối thẳng thừng. Họ từ chối việc mở ra một tương lai mới cho các con bởi nếu không phải đi học, những đứa trẻ có thể giúp họ việc nhà hay làm nông… đó cũng chính là điều khiến bản thân mình cảm thấy thật đáng buồn” - cô Duyên nói thêm.

Cô giáo trẻ với  lớp học tiếng Anh miễn phí
Cô giáo Hương Duyên trong một buổi học

Sau một khoảng thời gian đi vận động cũng như qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đã có rất nhiều gia đình đến đăng ký để các bạn nhỏ đi học. Thậm chí có những thời điểm lớp học bị quá tải. Cho đến nay câu lạc bộ của cô giáo Duyên có 4 lớp gồm: lớp dành cho các con chưa biết chữ; lớp cho các bạn học sinh đã học từ 1 - 2 năm tiếng Anh; lớp từ cuối tiểu học đến đầu trung học cơ sở; và lớp dạy cho người lớn - đa phần là sinh viên. Mỗi lớp học khoảng 20 người tham gia. Ngoài cô Duyên dạy chính, còn có các bạn tình nguyện viên (khoảng 15 người) và các thầy cô giáo nước ngoài cũng đến giảng dạy cho các học sinh.

“Gia tài” giàu có của cô giáo trẻ

Là một nhà giáo, cô Hương Duyên luôn mong muốn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm đối với các bạn nhỏ. Nhưng để có được những kiến thức, những kỹ năng giảng dạy, giao tiếp với các bạn học sinh, cô giáo Hương Duyên vẫn thường xuyên tham gia các khóa học để nâng cao trình độ bản thân như: đào tạo nâng cao về sự truyền lửa, kỹ năng sư phạm và nâng cao trình độ tiếng Anh.

Nhưng có lẽ cũng là cái duyên mà cho đến giờ, dù có gặp phải rất nhiều lời can ngăn của gia đình, bạn bè thì cô giáo trẻ Hương Duyên vẫn không thể nào bỏ được cái khao khát làm giáo viên của mình.

Với trách nhiệm của một người giáo viên, không chỉ trao cho các bạn nhỏ kiến thức về tiếng Anh mà cô Duyên còn mong muốn: “Ngoài kiến thức từ sách vở, các bạn phải có vốn kiến thức từ thực tế, phải hiểu được truyền thống văn hóa của từng quốc gia, về cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống - đó chính là những gì tôi muốn hướng đến”.
Không chỉ là một giáo viên, cô Duyên còn là một “nhà tâm lý” khi cô phải luôn hiểu và nắm bắt được tâm lý của các bạn học sinh, bởi đối với một lớp học miễn phí sẽ có nhiều độ tuổi, nhiều suy nghĩ và nhận thức khác nhau. Do vậy, việc hiểu tâm lý của học sinh cũng là cách để truyền dạy cho học sinh một cách tốt nhất.

Hỏi đến “sự giàu có” của cô Duyên khi trở thành nhiều “nhà”, cô giáo trẻ chỉ cười và đáp: “Có lẽ hoàn cảnh tạo nên con người, bởi khi mình làm nhiều, tiếp xúc nhiều thì mình tự nhiên sẽ biết hơn về mọi sự việc, về cách xử lý tình huống, xử lý vấn đề sao cho tốt nhất.”

Và đối với cô giáo Duyên, biết bao công sức bỏ ra chỉ cần một lời chia sẻ của học sinh: “Con cảm ơn cô Duyên vì ở lớp con đã được cô giáo khen môn tiếng Anh!” hay thành viên Phương Anh trong lớp đã đạt giải tiếng Anh tại kỳ thi cấp quận – Tất cả những điều đó đều thật đáng quý, đáng trân trọng!
(0) Bình luận
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Cô giáo trẻ với lớp học tiếng Anh miễn phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO