Chuyện về anh nông dân thông minh

Đào Thịnh( sưu tầm) | 04/05/2020 15:10

Ngày xưa tại vùng nọ có anh nông dân cần cù chịu khó lại rất thông minh, nhiều phen làm cho bọn địa chủ tức lắm, nhưng chúng không làm thế nào được. Rồi bọn địa chủ, xã trưởng cấu kết nhau, tâu với quan huyện, nói rằng anh nông dân này rất láo xược, lừa rất giỏi, và anh ta tự xưng mình thông minh nhất, thông minh hơn cả quan huyện… Nghe xong quan huyện tức lắm, tìm cách trả thù. Thời đấy là thời phong kiến mua quan bán tước, có một số quan huyện ít chữ mà hống hách lắm.

Một hôm, bọn địa chủ và xã trưởng đưa quan huyện đến tận nhà anh nông dân.

Quan huyện hống hách nói: - Nghe tin nhà ngươi thông minh và lừa rất giỏi, hôm nay ta đến đây nếu nhà ngươi lừa được ta thì ta mất 100 quan tiền, ngược lại nhà ngươi phải chịu 100 gậy.

Anh nông dân nói: - Cháu đâu dám lừa quan.

Quan huyện: - Lính đâu đánh 5 gậy.

Anh nông dân: - Thế quan muốn con làm gì?

Quan huyện: - Bây giờ ta đứng ở đây, làm thế nào mà ngươi lừa ta ra được ngoài cổng thì ngươi được 100 quan tiền, nếu không lừa được, ta cho lính đánh ngươi 100 gậy.

Anh nông dân suy nghĩ hồi lâu: - Vâng, nhưng khó quá quan ạ!

Quan huyện: - Khó là thế nào?

Anh nông dân: - Lừa quan từ nhà ra cổng thì quá khó.

Quan huyện: - Thế mày muốn thế nào?

Anh nông dân: - Nếu quan ra cổng thì con có thể lừa quan vào đây được ạ!

Quan huyện: - Không sao, mày nhớ nhé. Và quan huyện đi vội ra cổng.

Quan vừa tới cổng, anh nông dân vỗ tay reo lên. Thế là con lừa được quan từ nhà ra cổng rồi nhé.

Quan huyện tưng hửng, xấu hổ sai lính ném 100 quan tiền và đi thẳng.

Từ đó quan huyện tức lắm, suy nghĩ tìm cách trả thù.

Một lần quan huyện đòi anh nông dân tới, rồi nói: hôm nay ta đi có việc, ta nhờ nhà ngươi trông cho ta cánh cổng này (nhà quan có nhiều cổng lắm). Ngươi mà không canh giữ được ta phạt 100 gậy.

Anh nông dân đứng canh cổng, đến buổi trưa muốn đi ăn mà quan huyện chưa về, định chạy đi ăn, lính canh không cho đi. Chiều gần tối quan vẫn chưa về, anh nông dân nghĩ tên quan huyện này muốn chơi xỏ lại ta đây. Thế là anh vẫn trốn đi ăn tối vì bụng đói quá. 

Quan huyện về quát to: - Tên nông dân đâu rồi

Lính canh nói: - Thưa quan, nó trốn đi ăn rồi

Quan huyện: - Lôi nó về đây cho 100 gậy

Anh nông dân chạy đến trên vai vác cánh cổng nói: - Con đói quá phải đi ăn. Quan giao cho con canh cái cổng này, chứ có giao cho con canh nhà đâu, nên khi đi ăn con phải vác cả cánh cổng đi.  Ôi! Cánh cổng nhà quan gỗ tốt, ôi nặng quá quan ơi.

Quan huyện tức sùi bọt mép mà không làm gì được và tuyên bố: -  Từ nay không để tao nhìn thấy mặt mày, nếu nhìn thấy mặt mày tao đánh 100 gậy.

Một lần khác, quan huyện về làng, ai cũng phải cúi chào, riêng có một người chổng mông quay lại.
Quan huyện quát: - Thằng nào mà láo xược thế, lôi cổ lại đây.

 Hóa ra anh nông dân lần trước, quan huyện tức quá quát lính trói lại.

Anh nông dân: - Thưa quan, năm ngoái quan ra lệnh là quan không muốn nhìn mặt con, nên con phải giấu mặt đi. Con làm theo lệnh quan đấy chứ.

Quan lại một lần tức nổ đom đóm mắt, không làm gì được và chỉ quát: - Bắt đầu từ ngày hôm nay mày không được đi trên đất của huyện này. Tao thấy mày đi trên đất huyện này tao đánh què chân.

Vài năm sau quan hỏi thăm, không thấy anh nông dân đâu. Một hôm quan đi dạo hồ, nhìn thấy thằng đi câu giống anh nông dân dạo nọ, quan cho lính bắt tới quỳ trước quan, quan nói, hôm nay tao cho lính đánh què chân mày vì tao đã nói cấm mày không được đi trên đất huyện  này (quan hí hửng hôm nay mình đắc thắng đây).

Anh nông dân: - Thưa quan, con vẫn nhớ lời quan dặn là con không được đi trên đất của huyện này. Nên từ đó cứ vào huyện của quan là con phải đi giày, đất trong giày là đất con mua từ huyện bên kia đấy, quan có thấy trong giày của con toàn đất đây không. Một lần nữa quan lại thua.

Quan huyện đuối lý, không nói gì được đành quát lớn: - Thôi mày biến, tao không thèm lý luận với thằng nông dân như mày. Từ đó anh nông dân được tự do mà quan huyện chẳng dám làm gì anh cả.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện về anh nông dân thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO