Sự kiện & Bình luận

Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường

T. Trang 11:24 23/12/2023

Chủ động giảm thiểu mặt trái của sự phát triển, Chính phủ ban hành Quyết định 896/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP (ngày 21/01/2021) ban hành chương trình hành động của Chính phủ chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

yk3.jpeg
Đô thị hoá nhanh đang làm gia tăng phát thải khí nhà kính.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26).

Cụ thể hoá chủ trương của Chính phủ, tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng đã đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp đối với chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Giới thiệu các chính sách về biến đổi khí hậu của Việt Nam, cùng những hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tập trung hỗ trợ tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng.

Đặc biệt là đề xuất các giải pháp đột phá từ các nhà quản lý, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp... về sử dụng dữ liệu phát thải, phương pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng.

Chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ những đơn vị đã có hành động hướng tới trung hòa carbon, nhằm giúp các doanh nghiệp công nghiệp, vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho nội tại công ty và thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội.

yk1.jpeg
PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng.

PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường cho biết, ngành Xây dựng (hay ngành công nhiệp xây dựng) đóng góp vào phát thải khí nhà kính quốc gia từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là phát thải từ quá trình công nghiệp gọi tắt là IP (phát thải khí nhà kính thông qua các phản ứng hóa học) trong sản xuất vật liệu xây dựng, phần lớn là sản xuất xi măng, khí nhà kính phát thải trong quá trình nung clinker.

Ông Tào Khánh Hưng - Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng cho biết: Trước những thách thức của biến đổi khí hậu về mọi mặt của nền kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu, mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính. Theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết cùng cộng đồng quốc tế thực hiện phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được cần rất nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, cần sự chung tay cùng thực hiện của cả nền kinh tế.

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng "0", bên cạnh các nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể được đưa ra thì Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình.

Theo đó, các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện từ năm 2023. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải thông qua sàn giao dịch tín chỉ carbon, cơ chế bù trừ tín chỉ carbon... sẽ được áp dụng thử nghiệm từ năm 2025, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững của mình.

Nguồn phát thải thứ hai từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hóa thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại gọi là phát thải trực tiếp, thuộc nhóm phát thải năng lượng. Sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng sử dụng năng lượng và lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, đất sét. Bên cạnh đó, việc phát thải từ quá trình sử dụng điện lưới cho các hoạt động sản xuất, thương mại đã được tính đến trong hệ thống kiểm kê quốc gia thuộc nhóm sản xuất năng lượng và được xem là phát thải gián tiếp. Việc giảm nhu cầu sử dụng điện trong hoạt động sản xuất sẽ đóng góp vào giảm nhu cầu sản xuất năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

yk2.jpeg
Bà Phạm Thị Tình - Giám đốc Thương mại Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận Quốc tế InterLOG.

Bà Phạm Thị Tình - Giám đốc Thương mại Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận Quốc tế InterLOG chia sẻ, theo số liệu thống kê về ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến con người, môi trường, kinh tế, xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân tổ chức cần đóng góp trách nhiệm xã hội vì phát triển bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Chúng ta có thể thấy các dự án luật áp thuế carbon sẽ liên tục được đưa ra ở các nước phát triển và số lượng ngành hàng cũng sẽ được mở rộng. Vì vậy, với vai trò là thành viên tích cực nghiên cứu các giải pháp cho cộng đồng ngành Công nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần InterLOG đặc biệt nhận thấy cần phải hành động cùng với Liên minh VISA nâng cao đào tạo nhận thức về chuyển đổi xanh đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay để cùng nhau hướng đến mục tiêu vì một Việt Nam hùng cường năm 2045”.

yk.jpeg
Nhiều ý kiến đóng góp tại chương trình.

Ông Lương Quang Huy, Trưởng Phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, ngành xây dựng nếu sử dụng vật liệu tái chế và có khả năng tái chế, đồng thời thiết kế các công trình để giảm lượng rác thải và tối ưu hóa hiệu suất năng lượng.

Theo ông Huy, công trình xanh được phát triển trên thế giới từ những năm 1990 và dần trở thành phong trào, xu hướng đầu tư xây dựng và quản lý vận hành của các công trình ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Các công trình xây dựng trên toàn thế giới đóng góp khoảng 39% tổng lượng khí thải carbon, trong đó lượng carbon phát sinh từ vận hành công trình chiếm khoảng 28% và hơn 11% là do quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây dựng.

Ở Việt Nam, các công trình xây dựng chiếm 39% năng lượng tiêu thụ, 12% lượng nước tiêu thụ và phát thải khoảng 38% lượng khí thải carbon.

Với mức tiêu thụ năng lượng và đóng góp lớn vào lượng phát thải khí nhà kính, cộng với những thách thức toàn cầu như gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, việc phát triển các công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, và bền vững trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Một trong những xu hướng quan trọng nhất là sử dụng vật liệu tái chế và có khả năng tái chế trong quá trình xây dựng, đồng thời thiết kế các công trình để giảm lượng rác thải và tối ưu hóa hiệu suất năng lượng.

Về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, bộ tiêu chí hướng dẫn thiết kế công trình xanh cần được thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành mới để thúc đẩy, hỗ trợ thực hiện thiết kế, thi công và vận hành các dự án, công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận về sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp, trung hòa carbon.

Về nguồn nhân lực, cần tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn cho các đối tượng liên quan đáp ứng các yêu cầu về quản lý, nghiên cứu, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, đánh giá, chứng nhận, quản lý vận hành các dự án, công trình, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh./.

Bài liên quan
  • Vinamilk: Nhận thức sẽ quyết định hành động chuyển đổi xanh ở mỗi doanh nghiệp
    Net Zero không phải là một cuộc chơi xa xỉ của những “người giàu”. Đây là trách nhiệm và cả quyền lợi của từng cá nhân, doanh nghiệp, đi từ nhận thức về một tương lai xanh và bền vững hơn. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Nghiên cứu và Phát triển (R&D) – Ban chỉ đạo dự án Net Zero của Vinamilk khi được hỏi về “Net Zero – Cuộc chơi của những người giàu?” tại Hội thảo quốc tế Net Zero - Chuyển dịch Xanh: Cơ hội cho người dẫn đầu do VTV tổ chức vừa qua tại Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Từ 1/1/2025, xe kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm
    Xe kinh doanh vận tải chở trẻ mầm non và học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe, có biển báo dấu hiệu nhận biết đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO