Thơ

Chùm thơ của Bành Thế Đoàn

Nguyễn Hữu Thăng dịch và giới thiệu 10/03/2024 16:03

Bành Thế Đoàn, sinh năm 1960 tại Quảng Tây Trung Quốc. Từ năm 1993 – 2002, ông là cán bộ phụ trách công tác văn hóa ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 2002, ông được Chính phủ Việt Nam tặng thưởng “Vì sự nghiệp Văn hóa thông tin Việt Nam”. Chùm thơ sau đây được trích dịch từ cuốn sách “Dạo chơi Hà Nội”do Nxb Nam Phương và Nxb Hoa Thành (Trung Quốc) ấn hành.

Hò hẹn Bát Tràng

Em còn nhớ chăng,

Con lợn nhỏ cười, ta đến Bát Tràng mua được,

Con lợn ấy vẫn cười tươi như trước,

Bát Tràng vẫn còn đây,

Dáng cổ xưa đã hóa nước sông này,

Bám rễ ăn sâu nơi đây nghề truyền thống.

Dáng mộc mạc xưa không còn lưu hành rộng,

Men mới mịn màng, mẫu phong phú, thêm tinh,

Có kiểu Tây to đẹp, kiểu truyền thống nhỏ xinh,

Vẫn không đổi thay, bên đường hàng chồng chất.

Khách thập phương xem mà hoa cả mắt,

Anh bạn ơi, chọn hàng nào, tôi cứ phân vân.

Muôn dặm đường xa, tôi cũng chẳng ngại ngần:

Chụp nhiều tấm hình, gửi anh nhiều chiếc,

Anh thích gì cứ cho tôi biết,

Không mang được theo, sẽ gửi đến tận nhà.

Gió hiện đại bây giờ đã thổi khắp gần xa,

Làng Bát Tràng cũng thị trường điện tử.

Em còn nhớ chăng,

Con lợn nhỏ cười, đến Bát Tràng mua được,

Ký ức năm xưa, còn mãi trong ta,

Theo thời gian, có mặt hàng đã theo gió đi xa.

Hẹn khi nào, ta lại về Bát Tràng tụ tập?

du-lich-ha-noi_1688343559.jpg

Đi trên đường Hà Nội

Đi trên đường Hà Nội,

Đi qua tháng năm, gặp điều lạ, nghĩ suy,

Nghe nhịp bài ca của những bước đi,

Cùng trẻ già trai gái,

Dắt con, trải lòng, trải cảnh, trải tình…

Điện sáng trưng quảng trường Ba Đình,

Đón những giấc mơ, chào bình minh rực rỡ.

Từ mùi thơm món ăn, hiểu về lịch sử,

Đi qua Hà Nội ba mươi sáu phố phường,

Nhộn nhịp đường đi, yên ả sân vườn,

Dòng chảy, cây xanh, ve sầu và thiền định.

Dòng sông Hồng chảy dưới chân cuồn cuộn,

Gió núi, gió đồng xa lồng lộng cõi lòng,

Bãi Chương Dương, nơi Chử Đồng Tử gặp gỡ Tiên Dung,

Thoang thoảng thơm hoa bưởi và hương chuối,

Từ giữa bãi bồi xanh ngắt bay lên,

Đi trên cây cầu dằng dặc Long Biên.

Nhà hát Lớn dư âm còn văng vẳng,

Tình yêu vây quanh nước biếc Hồ Gươm,

Lửa nóng nướng, quay, Lò Đúc một phố phường,

Ốc, thịt cùng rau cỏ xanh một mâm bày sẵn.

Hồ Tây danh thắng,

Từ lúc mặt trời lên đến khi lặn vào đêm,

Ráng mây đầy trời, trăng sáng mông mênh,

Người đi chậm, đi nhanh, người chạy, khó quên bao cảnh.

Nghe âm vang tiếng nói cười Ngọc Khánh,

Đường vành đai ba lất phất sương rơi,

Nói chuyện dưới đất trên trời,

Nào hỏi Ngũ đế nước Nam, Tam hoàng đất Bắc,

Cười đùa chuyện quả chín, cá tươi

Thưởng thức lẩu thịt rau sôi sùng sục trong nồi.

Đi xa lên Tản Viên, đỉnh Hoa Sen chót vót,

Mờ mịt sương giăng,

Láng Hạ, Yên Sở, đi gần,

Chẳng ngại gì mưa gió,

Mồ hôi ròng ròng cùng nụ cười hớn hở.

Hãy cứ đi, khắp Hà Nội xa gần,

Cho thỏa niềm vui sướng tuổi thanh xuân,

Mỗi bước chân lại nhẹ nhàng đo đạc,

Đường mãi còn, người gặp rồi tản mát,

Tình yêu vĩnh hằng, cảm xúc bao la

Năm tháng trong tim, thơm ngát bốn mùa hoa.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Chùm thơ của Bành Thế Đoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO