Giữa tiết trời se se lạnh cuối thu, Hà Nội trở nên dịu dàng, lãng mạn với hương hoa sữa thoảng bay trong gió, lan tỏa vào tiềm thức mỗi người; và cứ như một sự mặc định, mùi hương đó trở thành “hương của Hà Nội”.
Bốn mùa Hà Nội đều có sức quyến rũ riêng, nhưng với những người sinh sống ở Hà Nội hay từng đặt chân tới nơi này, mùa thu là mùa đẹp nhất. Và như một mặc định, nhắc đến thu Hà Nội là nhắc đến hoa sữa. Hoa sữa trở thành một phần của Hà Nội, gần gũi, thân thuộc với tất cả mọi người.
Khi những cơn gió cuối thu về xao xác, mang cái lạnh của buổi chớm đông, cũng là lúc hoa sữa Hà Nội tỏa hương.
Những bông hoa sữa nhỏ màu trắng kết thành chùm vươn mình đón ánh nắng dịu nhẹ của trời thu.
Không rực rỡ như hoa đào, hoa phượng, hay hoa cúc, cũng chẳng kiêu sa như các loài hoa hồng, lan, mai, hoa sữa chỉ có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc và thanh tao như tâm hồn người Hà Nội.
Cây và hoa thì bất động, nhưng hương lại theo gió vương trên tóc người qua, làm thức tỉnh nhiều giác quan cùng lúc.
Đó là cái tài tình của loài hoa sữa, khiến nhiều người lang thang trên những con đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Du, Trần Duy Hưng,… mỗi tối để cảm nhận thứ hương đặc biệt ấy.
Chẳng biết tự bao giờ, hoa sữa trở thành một phần của Hà Nội, nó gần gũi, thân thuộc với tất cả mọi người.
Hầu như phố nào cũng có một vài cây hoa sữa lặng lẽ nép mình bên những gốc xà cừ già nua.
Không ít người mê mẩn loài hoa, hương hoa này tới mức say mê cuồng nhiệt. Đi qua con đường nào hoa rực hương lại vội vàng ôm trọn cả không gian cả hương hoa như muốn là của riêng mình.
Hoa sữa nở vào những ngày lặng gió và về đêm khiến những con phố Hà Nội như thêm phần lãng mạn, thi vị và làm cho mùa thu trở nên trọn vẹn.
Cây hoa sữa được cho là phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cho bóng mát quanh năm, nên có vài tuyến phố hoa sữa được trồng theo kiểu vườn ươm.
Hoa sữa lại đậm mùi, vì thế, từ cái cảm mến với hoa, không ít người sợ thời điểm loài hoa này nở rộ.
Nhưng, dù thế nào, mùi hương hoa sữa mang nét yêu kiều ấy vẫn âm thầm gây thương nhớ cho bao người đã từng gắn bó với nơi đây.
Hoa sữa, biểu tượng của mùa thu Hà Nội, đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ sáng tác nên những áng thơ, áng văn và những ca khúc sống mãi cùng thời gian. Trong ''Nhớ mùa thu Hà Nội'' của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn; ''Em ơi, Hà Nội phố'', nhạc Phú Quang phỏng thơ Phan Vũ; hay ''Hà Nội màu lá bay''' của nhạc sỹ Hữu Xuân; ''Im lặng đêm Hà Nội'', nhạc Phú Quang phỏng thơ Phạm Thị Ngọc Liên... hương hoa sữa như nồng nàn thơm mãi.
Hoa sữa đâu chỉ được trồng ở Hà Nội, nhưng mỗi lần dù ngửi thấy hương hoa ấy ở bất kỳ tỉnh, thành nào khác, bất giác nhiều người đều nhớ về Hà Nội, nhớ đến những con phố nồng nàn hương thơm, nhớ đêm Hà Nội se lạnh và không khỏi xốn xang trong lòng.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
Triển lãm quốc tế về giải pháp văn phòng thông minh, thiết bị, máy và văn phòng phẩm (VietOffice 2025) chính thức khai mạc sáng 21/5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội (ICE), 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
“Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” là tác phẩm đầu tay của Tiểu Phong (bút danh văn học của tác giả Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê quán Hưng Yên), được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 2025.
Sáng 21/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức tọa đàm và triển lãm về tài liệu xuất xứ cá nhân giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 văn nghệ sỹ gạo cội.
Công an Thành phố Hà Nội vừa cho biết, đơn vị đã, đang gấp rút công tác chuẩn bị cho Vòng chung kết Hội thi Thể thao Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Chương trình Đại hội khỏe “Vì An ninh Tổ quốc” lần thứ IX năm 2025 diễn ra tại Thủ đô.
Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.