Chùa Bát Tháp

hanoimoi| 21/09/2022 15:43

Chùa Bát Tháp (ban đầu là Vạn Bảo tự) nằm trên đất trại Vạn Bảo - một trong “thập tam trại” ở phía nam kinh thành Thăng Long xưa. Sau, trại Vạn Bảo đổi thành làng Vạn Phúc, nay thuộc phường Đội Cấn (quận Ba Đình).

Tương truyền, chùa được khởi dựng từ thời Lý, trên gò Vạn Bảo. Vào năm Gia Long thứ 2 (1803), dân làng Vạn Phúc đã hợp nhất chùa Vạn Bảo với ngôi chùa trên núi Voi thành chùa Bát Tháp. Sở dĩ có tên gọi này là bởi chùa có hình dáng kiểu ngọn tháp và phần đế hình bát.
Chùa Bát Tháp

Nằm ở nơi cao nhất trên gò Vạn Bảo, chùa Bát Tháp quay về hướng nam. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Diện mạo kiến trúc chùa ngày nay mang dấu ấn của lần trùng tu lớn dưới thời Nguyễn, theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm các hạng mục tam quan, tam bảo, nhà Mẫu, nhà khách và nhà Tổ. 

Chùa Bát Tháp nằm kín đáo phía sau những hàng cây. Ban đầu, phía trước chùa có một hồ bán nguyệt, nay đã bị lấp thành vườn. Tam quan chùa khá đồ sộ, gồm hai tầng tám mái. Tầng dưới cửa chính có một cửa vòm lớn trông thẳng vào tiền đường, tầng trên mở 3 ô cửa nhỏ. Hai bên cửa phụ được thiết kế đối xứng, có vòm cửa nhỏ ở phần dưới, bên trên là cửa sổ tròn mang ý nghĩa “sắc sắc, không không” theo giáo lý đạo Phật. 

Từ tam quan, du khách thập phương đi theo trục chính qua một vườn rau, khu tháp mộ nằm chếch bên trái và sân tiền đường, nơi có một hòn giả sơn lớn che chắn cho tòa tam bảo. Tòa tam bảo được xây kiểu chuôi vồ, gồm tiền đường 7 gian, 2 dĩ và hậu cung 3 gian. Tiền đường có quy mô lớn, hàng hiên trước rộng rãi nhờ phần mái chảy dài, được đỡ bằng một dãy cột đá hình hộp, trên có khắc những câu đối và trang trí hình long, ly, quy, phượng. Các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu “thượng chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”. Các con rường được chạm nổi hình lá ba chẽ với nét chạm khỏe khoắn. Trên những bức cốn chạm hình rồng cuốn thủy, rồng ổ, hổ phù... bằng kỹ thuật chạm nổi tinh xảo. Hậu cung gồm 3 gian dọc, được thiết kế kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Trên các xà thượng và hạ treo y môn, cửa võng, hoành phi được chạm trổ, sơn son thếp vàng lộng lẫy. 

Trong chùa Bát Tháp hiện còn lưu giữ nhiều tượng Phật, Mẫu được làm bằng gỗ và đồng, có niên đại cuối thời Lê, Nguyễn cùng nhiều cổ vật bằng đồng có giá trị như đôi hạc, bát hương và quả chuông Bát Tháp tự chung đúc năm Gia Long thứ 2 (1803).

Năm 1989, chùa Bát Tháp được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Chùa Bát Tháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO