Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái

Phạm Quỳnh 20/10/2024 17:56

Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.

“Biến rác thành tiền”, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp

Gặp chị Hương ở công sở phường Phúc La khi chị vừa tan một cuộc họp, với ánh mắt trìu mến, sự gần gũi, thân thiện, nụ cười duyên dáng, giọng nói nhẹ nhàng khiến người đối diện rất cảm tình.

chi-huong-0.jpg
Chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La, quận Hà Đông tại công sở.

Chị Hương kể, năm 2011, chị khởi phát mô hình “Đổi phế liệu lấy màu xanh”. Những ngày đầu tiên mô hình chỉ hướng đến mục tiêu vận động chị em trong Hội tăng cường bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông. “Nhưng sau một thời gian chương trình nhận được sự ủng hộ, đồng hành của tất cả hội viên. Các chị em hội viên trực tiếp tham gia thu gom, phân loại rác thải, tái chế và bán phế liệu. Đặc biệt, 100% số tiền thu được từ việc bán phế liệu dùng cho việc thiện nguyện”, chị Hương chia sẻ.

Năm 2017, chị Hương đổi tên mô hình trên thành “Thùng rác thân thiện – Thùng phế liệu từ thiện” vì trong quá trình vệ sinh môi trường, cá nhân chị Hương cùng các hội viên nhận, gom được nhiều phế liệu bỏ phí. Mô hình tiến thêm một bước xa hơn, đó là xây dựng môi trường sống trường xanh – sạch – đẹp, nhất là noi gương Bác Hồ vĩ đại về thực hành tiết kiệm.

Theo chị Hương, thời gian đầu triển khai mô hình “Thùng rác thân thiện – Thùng phế liệu từ thiện” gặp không ít khó khăn. Nhiều người, trong đó chồng của các hội viên Hội phụ nữ phường không đồng tình để vợ đi thu gom phế liệu vì các bậc “phu quân” cho rằng việc làm này tốn thời gian cũng như mất vệ sinh cá nhân. Để giải bài toán khó này, chị Hương đã mời các bậc cao niên ở trong phường tham gia trước.

“Những người lớn tuổi còn làm được và cảm thấy vui thì những người trẻ, lớp trung niên tại sao không làm được. Việc người lớn tuổi tham gia ngay từ buổi đầu của mô hình đã tác động đến rất nhiều suy nghĩ và hành động của mọi người, nhất là con cháu trong gia đình”, Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La, cho biết.

hadong.jpg
Hội viên phụ nữ phường Phúc La nhiều năm qua đã duy trì mô hình “Thùng rác thân thiện - thùng rác từ thiện”.
chi-huong-2.png
Chị Hương tặng quà cho các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa trong một chương trình thiện nguyện.

Nếu đến phường Phúc La vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần trước đây cũng như hiện tại, người ở địa phương khác không khỏi ngạc nhiên vì tất cả các khu vực công cộng, đường làng ngõ phố đều thấy các bà, các chị và thậm chí là cánh mày râu, thanh niên, các em nhỏ tham gia thu gom bìa cát tông, các lon bia, đồ nhựa… để bán gây quỹ thiện nguyện. Chị Hương nhẩm tính, 13 năm qua, hơn 20.000 tấn phế liệu được thu gom, phân loại, trong đó có khoảng gần 500 tấn rác thải nhựa.

Hình ảnh các buổi thu gom, phân loại và bán phế liệu của Hội LHPN phường Phúc La hiện đã tạo động lực, khí thế thi đua ở địa phương. Từ nguồn thu của mô hình “Thùng rác thân thiện – Thùng phế liệu từ thiện”, Hội LHPN phường Phúc La đã hỗ trợ xây 5 ngôi nhà cho phụ nữ vùng biên, nhà tình nghĩa; nhận đỡ đầu 3 trẻ mồ côi; trao tặng hơn 2.000 chai thủy tinh, 300 làn nhựa cho hội viên; xây dựng 2 sân thể thao, 8 công trình xóa chân rác thành đường hoa. Cùng đó, khoảng 400 triệu đồng đã được Hội LHPN phường Phúc La ủng hộ cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 năm 2020 – 2021.

chi-huong-1.jpg
Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La Lê Thị Hương cùng Bằng khen “Người tốt, việc tốt năm 2024” do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng.

Có thể nói, mô hình “Thùng rác thân thiện - Thùng phế liệu từ thiện” do chị Hương sáng lập đến nay đã có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, nhất là chuyên chở theo những thông điệp nhân văn và giàu ý nghĩa. Đó là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa; “biến rác thành tiền”, khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái” tạo sự gắn kết, lan tỏa những hành động đẹp trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, mô hình này đã đẩy mạnh phong trào thi đua theo gương Bác Hồ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Lan tỏa tấm lòng nhân ái

Mắt nhìn xa, giọng đầy trìu mến, chị Hương cho biết thêm: “Năm 2017, tôi thành lập quỹ thiện nguyện “Vòng tay nhân ái”. Đây là quỹ thiện nguyện riêng của Hội LHPN phường Phúc La với nguồn kinh phí hoạt động chính từ việc bán phế liệu từ các hội viên cũng như mô hình “Thùng rác thân thiện - Thùng phế liệu từ thiện”. Hàng năm, chúng tôi thu được khoảng 120 đến 140 triệu đồng từ việc bán phế liệu và toàn bộ số tiền này đều được dành cho công tác thiện nguyện”.

chi-huong-4.jpg
Chị Hương (ngoài cùng bên phải) cùng đoàn công tác thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

Quỹ “Vòng tay nhân ái” tổ chức ít nhất từ 1 đến 2 chương trình thiện nguyện mỗi năm. Đến nay, chị Hương đã chủ trì, phối hợp tổ chức thành công 8 chương trình thiện nguyện, trao tặng trên 4.000 suất quà trị giá gần 2 tỷ đồng giúp phụ nữ khó khăn, học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại các xã Chiềng Bôm (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La); xã Yên Khương, đồn biên phòng Yên Khương (tỉnh Thanh Hóa); các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hướng về biển đảo, đồng hành cùng phụ nữ biên cương, hỗ trợ, tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu, Bệnh viện 103, Bệnh viện K3 Tân Triều tại quận Hà Đông, nồi cháo từ thiện... với kinh phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm 2023 đến nay, chị Hương đã chủ trì tổ chức thành công 5 chương trình thiện nguyện với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng, trao tặng gần 1.000 suất quà cho phụ nữ, học sinh Mầm non, Tiểu học, THCS xã Nậm Càn, Trường Mầm non, Tiểu học, THCS Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An); tặng 100 suất quà cho phụ nữ nghèo xã Hòa Lạc (Hà Tĩnh), thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng Nậm Càn (Nghệ An), đồn biên phòng Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).

Tháng 11/2023, chị Hương phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện “Chung Chải mùa yêu thương - Nâng bước em tới trường” tại tỉnh Điện Biên với tổng kinh phí chương trình trao tặng 315 triệu đồng và nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập. Ngoài ra, Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La đã vận động, hỗ trợ 20 triệu xây nhà tình nghĩa giúp 1 đồng chí thương binh nặng tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông); nhận đỡ đầu 2 trẻ mồ côi trên địa bàn quận; hỗ trợ nạn nhân và các lực lượng tham gia vụ cháy chung cư mini Khương Đình gần 50 triệu đồng.

phuc-la.jpg
Chị Hương thay mặt tập thể Hội phụ nữ phường tặng nhu yếu phẩm cho cán bộ y tế phường Phúc La trong thời điểm dịch Covid-19 ở giai đoạn cao điểm.

Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, chị Hương đã không màng nguy hiểm, trực tiếp tham gia cùng lực lượng y tế truy vết, xét nghiệm phát hiện bệnh nhân Covid-19, vận động hơn 600 lượt cán bộ, hội viên tham gia hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân Covid-19, phát động chương trình “Tiêu thụ nông sản, sản sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” hỗ trợ tiêu thụ trên 10 tấn nông sản giúp bà con nông dân tỉnh Gia Lai, các huyện: Hoài Đức, Ứng Hòa, Đan Phượng, tiêu thụ hàng nghìn gói tăm tre, chổi chít giúp hội người mù quận Hà Đông...

Với 14 năm là Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La, chị Lê Thị Hương đã được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen của Hội LHPN Thành phố Hà Nội, quận Hà Đông... Và gần nhất, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã tặng chị Lê Thị Hương danh hiệu “Người tốt, việc tốt năm 2024” bởi những hành động, việc làm ý nghĩa và nhân văn của chị suốt thời gian qua.

chi-huong-3.jpg

“Giờ đây mô hình “Thùng rác thân thiện – Thùng phế liệu từ thiện” có sự tham gia tích cực của gần 5.000 người dân trên địa bàn phường Phúc La, đã tạo ra một nguồn kinh phí cho hoạt động thiện nguyện, đồng thời thu gom được một lượng lớn phế liệu chủ yếu là rác thải nhựa. Cũng từ đó, tôi xây dựng được thêm mô hình “Ban công xanh”, tái chế rác thải nhựa thành những bồn hoa, chậu cây cảnh để trang trí ở khuôn viên nơi làm việc” - Chủ tịch Hội LHPN phường Phúc La Lê Thị Hương, chia sẻ./.

Bài liên quan
  • Cô giáo trẻ tài năng và tâm huyết với nghề
    Tiếp xúc với với cô giáo Nguyễn Ngọc Huyền, giáo viên trường Tiểu học Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, tôi cảm nhận được sự đam mê, tận tâm đối với nghề qua lời nói, ánh mắt của cô - người giáo viên trẻ luôn tận tâm trong sự nghiệp dạy học, được đồng nghiệp và nhà trường ghi nhận, đánh giá cao.
(0) Bình luận
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO