Chuyển động Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội đối thoại với nông dân: Đến năm 2030 nông nghiệp Hà Nội phải sạch

Văn Thiện 20:54 29/11/2024

Ngày 29/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững".

nong-dan-2-1732857895220200772239.jpg
Hội nghị được tổ chức tại điểm cầu UBND Thành phố và kết nối trực tuyến tới điểm cầu 18 huyện, thị xã.

Cùng chủ trì đối thoại có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa.

Hội nghị diễn ra trực tiếp tại hội trường UBND thành phố Hà Nội, kết nối trực tuyến đến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thu hút sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu, gồm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã và nông dân tiêu biểu.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận, biểu dương những kết quả của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô đã đạt được. Đặc biệt, sự vượt khó, vươn lên, nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp để ổn định cuộc sống của hội viên nông dân Thủ đô sau cơn bão số 3 và mưa lũ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội còn chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.

"Cần xem hội nghị hôm nay là dịp để nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng và kết quả công tác triển khai các chính sách về hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà các cơ quan, đơn vị đang tham mưu cho UBND TP thực hiện trong thời gian qua".

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Hội nghị đối thoại của Lãnh đạo UBND Thành phố với nông dân Thủ đô được tổ chức hôm nay càng ý nghĩa hơn khi Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 46 về "Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới"; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030; Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Thành phố luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông dân. Thành phố luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước và Thành phố. Trong đó, người nông dân vừa là trung tâm vừa là chủ thể, vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình phát triển.

Trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể trong tham gia phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn có những thay đổi vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng cao; an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chưa tương xứng và chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, việc hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân còn hạn chế; hoạt động của Hội Nông dân các cấp chưa phát huy hết được tiềm năng, sức sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân; các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của nông dân...

Thông qua buổi đối thoại, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các đại biểu là cán bộ, hội viên, nông dân thẳng thắn đặt các câu hỏi, nêu các vấn đề thắc mắc liên quan đến các nhóm vấn đề về chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thành phố cũng như đề xuất, hiến kế các giải pháp tháo gỡ để Lãnh đạo UBND Thành phố cùng các sở, ngành, địa phương nắm bắt và có những giải pháp kịp thời.

Đối với các Sở, ngành Thành phố, UBND các huyện, thị xã và Ban Thường vụ Hội Nông dân Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị có những chia sẻ, trao đổi, trả lời thẳng thắn với tinh thần hỗ trợ, gợi mở, khích lệ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân. Các giải đáp cần hết sức cụ thể, nêu bật những giải pháp thỏa đáng giải quyết vấn đề mà cán bộ, hội viên, nông dân đang thắc mắc.

ccc.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần sỹ Thanh khẳng định: Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, giai cấp nông dân cần thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này. Theo ông, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô.

Trước yêu cầu mới, đòi hỏi phải xây dựng nông dân thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. “Xưa chúng ta vẫn có suy nghĩ là nông dân nghĩ nhỏ, làm việc nhỏ nay nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu” - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị.

Định hướng của thành phố đến năm 2030 nông nghiệp Hà Nội phải là nông nghiệp sạch, từ đất, nước đến không khí và làm sạch môi trường, đặc biệt là các con sông. Hà Nội phải tạo ra sự khác biệt cho thương liệu nông sản và làng nghề Hà Nội. Nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh

Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”. Nông dân cần thực hiện sản xuất sạch, không còn tình trạng "rau hai luống, lợn hai chuồng," mà phải "rau một luống, lợn một chuồng," đồng thời giảm thiểu phát thải môi trường, từ đó xây dựng thương hiệu nông nghiệp và làng nghề đặc trưng của Hà Nội. “Nông dân Hà Nội có làm được không? Dứt khoát việc đó phải làm được” - Chủ tịch UBND thành phố bày tỏ tin tưởng.

Chủ tịch UBND TP cam kết sẽ đáp ứng tối đa nguyện vọng hợp lý, hợp tình để hỗ trợ nông dân; tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân và các cấp hội vươn lên. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả như "bà đỡ," nhưng sự chủ động và trách nhiệm nằm ở chính người nông dân.

"Do đó, mỗi nông dân, mỗi làng nghề cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới. Mỗi nông dân cần suy nghĩ mình là nông dân Thủ đô, phải tạo ra sự khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm và những kết quả cụ thể" - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói./.

Bài liên quan
  • Sáng nay 29-11, Chủ tịch UBND thành phố đối thoại với nông dân Thủ đô
    Sáng nay (29/11), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với nông dân Thủ đô. Đây là sự kiện quan trọng, nhằm lắng nghe và giải quyết các kiến nghị của nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn bền vững...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Lấp lánh làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
    Xuất hiện từ thời Lý, nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đã bước qua những thăng trầm lịch sử, có những lúc tưởng chừng như bị mai một, nhưng các thế hệ thợ nghề tâm huyết vẫn bám trụ với nghề đến tận ngày nay. Như một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng làng nghề truyền thống Thủ đô và của cả Việt Nam, khảm trai Chuôn Ngọ đã, đang tỏa sáng trong hàng trăm làng nghề truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6138/QĐ-UBND ngày 27/11/2024 xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Xây dựng quận Hai Bà Trưng trở thành điểm đến hấp dẫn thông qua sách và các sản phẩm văn hóa ứng dụng công nghệ thông tin
    Cuốn sách “Di tích lịch sử - văn hoá quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” và các sản phẩm văn hóa ứng dụng công nghệ thông tin gắn với phát triển du lịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng  nhằm quảng bá, giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, điểm đến đặc sắc của quận tới người dân và du khách; cung cấp các thông tin hữu ích cho hành trình khám phá mảnh đất nội đô lịch sử và anh hùng - quận Hai Bà Trưng; góp phần xây dựng quận Hai Bà Trưng trở thành điểm đến hấp dẫn thông qua hệ thống di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn quận.
  • Sóc Sơn (Hà Nội): Tổng kết Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về xây dựng nông thôn mới
    Ngày 28/11, huyện Sóc Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, Chương trình 02 Huyện ủy Sóc Sơn về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Hà Nội đối thoại với nông dân: Đến năm 2030 nông nghiệp Hà Nội phải sạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO