Chính sách mới từ tháng 3/2021: Nhiều điều chỉnh về lương giáo viên, quân nhân

KTĐT| 28/02/2021 09:07

Từ tháng 3/2021, nhiều quy định mới có hiệu lực liên quan đến lương giáo viên, quân đội, các trường hợp khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến...

Kéo dài thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc
Theo khoản 1 Điều 9, Nghị định 03/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/3/2021, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm, tối đa là 3 năm đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự.
Với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.
Bên cạnh đó, Nghị định bổ sung 1 trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm là xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
Khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến
Theo Điều 6, Thông tư 30/2020/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2021, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 8 trường hợp khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến.
- Đến khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
- Đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh ở các cơ sở cùng tuyến khác trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến.
- Người tham gia BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, tạm trú… khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Thẩm quyền nâng lương trong quân đội
Thông tư 12/2021/TT-BQP sửa đổi Thông tư 170/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng có hiệu lực từ 15/3, theo đó:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định việc nâng lương đối với: Quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; Công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên.
Tổng Tham mưu trưởng sẽ quyết định việc nâng lương đối với: Quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80 và công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20 thuộc Bộ Tổng Tham mưu và doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng (Thông tư 170/2016/TT-BQP hiện không quy định nội dung này).
Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (trừ các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng) sẽ quyết định việc nâng lương đối với: Quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80; Công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20.
Thu nhập 2 triệu đồng/tháng là nghèo đa chiều
Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, có hiệu lực từ 15/3/2021.
Tại Nghị định 07/2021, ngoài tiêu chí về thu nhập, Chính phủ quy định thêm tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để xác định nghèo đa chiều. Số này bao gồm các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ) là việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số) sẽ gồm việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Chuẩn hộ nghèo tại nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Chuẩn nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Điều chỉnh hệ số lương giáo viên
Theo các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, kể từ 20/3/2021, cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng như sau:
- Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 6,38 (hiện nay đang áp dụng từ 1,86 - 4,98).
- Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay đang áp dụng từ 1,86 - 4,98).
- Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay đang áp dụng từ 2,1 - 6,38).
Giáo viên công lập không cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Theo các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 20/3/2021, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên được quy định như sau: “Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.
Như vậy, người thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hoặc nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (công lập) sẽ không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; khác với quy định cũ: “trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc bậc 2, 3 (tùy hạng giáo viên, cấp dạy) hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Chính sách mới từ tháng 3/2021: Nhiều điều chỉnh về lương giáo viên, quân nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO