Chiếm dụng văn hoá: Ranh giới mỏng manh

kinhtedothi| 06/07/2022 10:40

Trong các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, thời trang, hội họa không ít tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, với mục đích bảo tồn, phát huy giá trị, văn hoá dân tộc thiểu số nhiều khi bị chiếm dụng, biểu đạt chưa đúng với ý nghĩa cốt lõi.

Hiểu sai về văn hoá

Thời gian qua, trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, khán giả ấn tượng với các video mang đậm văn hóa dân gian, từ giai điệu, ca từ, tới trang phục, bối cảnh thực hiện, như: MV “Nhà em ở lưng đồi” (nhạc Đức Trịnh, lời thơ Lê Tự Minh, ca sĩ Nguyễn Thu Hằng); MV “Để Mỵ nói cho mà nghe” (DTAP, ca sĩ Hoàng Thùy Linh), hay album “Giai điệu vùng cao” của ca sĩ Vũ Minh Vương. Trong nhiều lĩnh vực như văn học, điện ảnh, thời trang, du lịch... nhiều nghệ sĩ, nhà thiết kế cho ra đời các sản phẩm, mẫu thiết kế dựa trên bản sắc của các cộng đồng, tộc người.

Chất liệu văn hoá dân tộc thiểu số sử dụng trongMV “Để Mỵ nói cho mà nghe” .
Chất liệu văn hoá dân tộc thiểu số sử dụng trong MV “Để Mỵ nói cho mà nghe” .

Tại tọa đàm “Sáng tạo đa văn hóa - chiếm dụng hay tiếp dụng?” do Mạng lưới Tiên phong Việt Nam, iSEE và Cecem tổ chức mới đây, các chuyên gia và người trong cuộc cho rằng, không phải tác phẩm, sản phẩm nào lấy cảm hứng từ văn hóa các dân tộc thiểu số cũng thành công cả về thu hút khán giả cũng như được sự đón nhận của chính cộng đồng sở hữu nét văn hóa ấy.

Theo anh Tòng Văn Hân - người Thái ở Điện Biên: Trong nghệ thuật, khi nghệ sĩ khai thác, sáng tác dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc thiểu số đã giúp văn hóa dân tộc được lan tỏa. Chẳng hạn, bài hát “Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho giúp mọi người trong nước và quốc tế biết đến người Thái. Nhưng trong một số sáng tác, thiết kế hiện đại, do không hiểu tâm linh, quan niệm của biểu tượng này, một số người lại dùng khăn Piêu làm khố, khiến cộng đồng người Thái bức xúc.

Có những nhà văn hay sử dụng ngôn ngữ ngô nghê, như với người Mông, người viết dùng từ “ta” hoặc “mày”. Ngôn ngữ đó không sử dụng trong cộng đồng thường xuyên. Tôi cho rằng, dù văn học hoá ngôn ngữ trong tác phẩm cũng cần sử dụng từ ngữ hợp với văn hoá, cộng đồng. Vì vậy, tôi cho rằng việc khai thác, sáng tạo nghệ thuật đã góp phần tôn vinh văn hoá truyền thống nhưng không nên làm méo mó sự thật.

Chiếc khăn Piêu được sử dụng làm khố gây bức xúc dư luận.
Chiếc khăn Piêu được sử dụng làm khố gây bức xúc dư luận.

Đồng quan điểm trên, nhà thiết kế Vũ Thảo - người sáng lập Kilomet109 cho rằng, nhiều ý kiến từ chuyên gia và cộng đồng dân tộc thiểu số phản ánh thực trạng nghệ sĩ tiếp cận với nền văn hóa dân tộc thiểu số rất dễ dán mác hỗ trợ, bảo tồn, dễ lý tưởng, thậm chí lãng mạn hóa văn hóa dân tộc thiểu số. Có nơi khai thác du lịch nhưng chưa tôn trọng văn hóa bản địa; có những sản phẩm sử dụng kiểu dáng trang phục và họa tiết truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng không đề cập thông tin và không có sự đóng góp, hỗ trợ nào cho cộng đồng.

Kinh nghiệm thực tế

Vài năm qua, những thảo luận về “chiếm dụng văn hóa” (cultural appropriation) ngày càng trở nên phổ biến và được thảo luận trong công chúng. Theo TS Lư Thị Thanh lê - Giảng viên Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội: Chiếm dụng văn hoá trong tiếng Anh là cultural appropriation thì từ appropriation không hoàn toàn tiêu cực đó có thể chỉ mang nghĩa vay mượn”.

Theo TS Lư Thị Thanh Lê sẽ là trái pháp luật nếu ai đó đến từ bên ngoài lấy những vật phẩm, đồ dùng, vật thể văn hóa thuộc về quyền sở hữu của một người hay một nhóm người trong cộng đồng. Tuy nhiên, với các tài sản văn hóa vô hình, việc quan sát sự sở hữu, vay mượn, chiếm dụng có phần phức tạp hơn.

Việc con người tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, trân trọng khi trải nghiệm, phản ánh hoặc lấy cảm hứng từ đó đưa vào tác phẩm của mình là điều tự nhiên. Các sáng tác lấy chất liệu văn hóa của các cộng đồng khác cũng xảy ra thường xuyên, từ âm hưởng giai điệu, từ ngữ, mô típ... Điều đáng nói ở đây là ý thức của nghệ sĩ khi thể hiện, truyền đạt văn hóa của các cộng đồng khác, cần có sự soi chiếu sao cho phản ánh đúng giá trị của cộng đồng, có lợi ích cho cộng đồng và tạo ra giá trị mới.

Hợp tác với các cộng đồng chế tác thủ công dân tộc thiểu số để làm vải nhuộm chàm, nhà thiết kế Vũ Thảo - người sáng lập Kilomet109 bày tỏ: “Chiếm dụng hay tiếp dụng như sợi tơ, không dễ dàng phân định cho cả những cái đầu tỉnh táo”. Làm sao để tránh được những cuộc xâm lấn văn hóa cả vô thức lẫn hữu thức mà vẫn thỏa mãn khát vọng sáng tạo là điều chị trăn trở.

Từ kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, nhà thiết kế Vũ Thảo cho rằng, khi có ý định tiếp cận với nền văn hóa khác, chúng ta cần dành thời gian nghiên cứu, trải nghiệm, xây dựng lòng tin với cộng đồng, từ đó tự tin hơn trong khai thác, sáng tác, kể các câu chuyện văn hóa của họ. Mối quan hệ cộng hưởng giữa cộng đồng và người sáng tạo cũng là vấn đề cần đặt ra. Khi nghệ sĩ sử dụng chất liệu sáng tạo thì phải ghi nhận nghệ nhân hợp tác, hỗ trợ mình trong sáng tác, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng.

Vì vậy theo các chuyên gia, câu chuyện chiếm dụng văn hóa không chỉ diễn ra với đa số người sử dụng văn hóa của người dân tộc thiểu số, phải tách bạch giữa sự vụ lợi, khai thác quá mức và thiếu trách nhiệm với những cố gắng, nỗ lực thúc đẩy đa dạng văn hóa trong cộng đồng. Điều này sẽ góp phần khuyến khích nghệ sĩ tìm tòi những chất liệu văn hóa của một cộng đồng khác để tạo nên các sáng tác nghệ thuật mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chiếm dụng văn hoá: Ranh giới mỏng manh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO