Âm nhạc

Chi tiết Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023

Hoa Quỳnh 20/05/2023 06:24

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa cho biết, “Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2023” sẽ diễn ra trong tháng 6/2023.

Cuộc thi do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở VH,TT&DL hai tỉnh Hòa Bình, Khánh Hòa tổ chức. Đây là hoạt động nghề nghiệp nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

doc-tau.jpeg
Tiết mục độc tấu đàn Tranh trong cuộc thi diễn ra năm 2020. ( Ảnh: Thùy Trang).

Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn, dự kiến Đợt 1 cuộc thi diễn ra từ ngày 10 - 20/6/2023 (Lễ Khai mạc và chương trình diễn thi của các đơn vị nghệ thuật tham gia Cuộc thi Đợt 1) tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, Đợt 2 dự kiến kéo dài từ ngày 20 - 30/6 (chương trình diễn thi của các đơn vị tham gia Cuộc thi Đợt 2 và Lễ Bế mạc, trao giải thưởng) tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Theo quy định, nội dung “Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023” được chia thành 4 Bảng.

Cụ thể Bảng 1 “Độc tấu” và Bảng 2 “Hòa tấu” dành cho các đơn vị kịch hát dân tộc gồm dàn nhạc, nhóm nhạc và thí sinh độc tấu đang hoạt động ở các đơn vị kịch hát dân tộc (Tuồng, Chèo, Cải lương, Đờn ca tài tử, Dân ca Kịch...). Các tác phẩm tham gia thi là bài bản cổ nhạc, làn điệu trong các loại hình kịch hát dân tộc, nguyên bản hoặc được chỉnh lý, cải biên, phát triển và sáng tác mới nhưng vẫn giữ được những phong cách, âm hưởng dân gian đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật và phải được trình diễn trực tiếp bằng nhạc cụ dân tộc.

Tham gia nội dung “Độc tấu” là những nhạc cụ dân tộc phổ biến của Việt Nam; các loại nhạc cụ khác (ít phổ biến hoặc nhạc cụ chuyên biệt của các dân tộc, vùng, miền).

hoa-tau-4.jpg
Cuộc thi được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam.

Mỗi thí sinh dự thi độc tấu trình diễn 2 tác phẩm có tổng thời lượng từ 8 phút đến 14 phút thể hiện được tốt nhất kỹ thuật, kỹ xảo sử dụng nhạc cụ của cá nhân, cụ thể  gồm 1 tác phẩm cổ bản, làn điệu truyền thống; 1 tác phẩm cải biên, chỉnh lý, phát triển cổ bản, làn điệu truyền thống hoặc tác phẩm sáng tác và phối khí mới trên cơ sở phong cách đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật trong kịch hát dân tộc. Có thể sử dụng giọng ca cùng tham gia trình diễn nhưng không được giữ vai trò chính. Không sử dụng nhạc cụ điện tử hoặc phần nhạc đệm được thu thanh trước.

Nội dung “Hòa tấu” được Ban tổ chức quy định, mỗi dàn nhạc, nhóm nhạc trình diễn 3 tác phẩm có tổng thời lượng từ 12 phút đến 21 phút, gồm 1 tác phẩm cổ bản, làn điệu truyền thống; 2 tác phẩm cải biên, chỉnh lý, phát triển cổ bản, làn điệu truyền thống hoặc tác phẩm sáng tác và phối khí mới trên cơ sở phong cách đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật trong kịch hát dân tộc.

Bảng 3 “Độc tấu” và Bảng 4 “Hòa tấu” dành cho các đơn vị ca, múa, nhạc; cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp theo quy định gồm dàn nhạc, nhóm nhạc hòa tấu và thí sinh độc tấu nhạc cụ dân tộc đang hoạt động ở các đơn vị ca, múa, nhạc; cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp.

Các tác phẩm tham gia dự thi là những làn điệu dân ca truyền thống nguyên bản hoặc tác phẩm do các nhạc sỹ sáng tác dựa trên những làn điệu âm nhạc truyền thống Việt Nam được hòa âm, phối khí mới cho hòa tấu nhạc cụ dân tộc; phải được trình diễn trực tiếp bằng nhạc cụ dân tộc.

Nội dung Bảng 3 “Độc tấu” là những nhạc cụ dân tộc phổ biến của Việt Nam; các loại nhạc cụ khác (ít phổ biến hoặc nhạc cụ chuyên biệt của các dân tộc, vùng, miền). Mỗi thí sinh dự thi độc tấu trình diễn 2 tác phẩm (được phép sử dụng 1 tác phẩm âm nhạc nước ngoài) có tổng thời lượng từ 8 phút đến 14 phút thể hiện được tốt nhất kỹ thuật, kỹ xảo sử dụng nhạc cụ của cá nhân, như được sử dụng nhạc cụ điện tử, vocal (hát bè) nhưng không tham gia với vai trò chính trong dàn nhạc và không sử dụng phần nhạc đệm được thu thanh trước.

Nội dung “Hòa tấu” của Bảng 4 quy định mỗi dàn nhạc, nhóm nhạc trình diễn 3 tác phẩm có tổng thời lượng từ 12 phút đến 21 phút, cụ thể: 1 tác phẩm hòa tấu làn điệu dân ca truyền thống nguyên bản hoặc được cải biên, phát triển; 1 tác phẩm sáng tác và phối khí mới trên cơ sở phong cách đặc trưng của làn điệu dân ca các vùng, miền của dân tộc Việt Nam; 1 tác phẩm nhạc nước ngoài (khuyến khích tác phẩm âm nhạc của các quốc gia trong khối ASEAN) được chuyển soạn, phối khí cho hòa tấu nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

Bài liên quan
  • Cảnh báo mất quyền tác giả âm nhạc
    Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa có những chia sẻ đến các thành viên, chủ sở hữu quyền tác giả về vấn đề bản quyền tác giả.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Chương Mỹ dự kiến trong tháng 5 hoàn thiện đề án cán bộ, nhân sự cấp xã mới
    Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
  • Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
    UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
  • Ra mắt vở nhạc kịch "Không gia đình" nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
    Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
  • Khởi động cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương"
    Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
  • Trao tặng 2 chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
    Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
Chi tiết Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO