Chết vì bệnh phổi mãn tính trở nặng nhưng không dám đi viện vì 'sợ COVID-19'

tuoitre| 28/05/2021 17:57

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bệnh nhân chết vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh nặng lên đã 1 tuần nay nhưng ngại không đi khám vì 'sợ COVID-19'.

Chết vì bệnh phổi mãn tính trở nặng nhưng không dám đi viện vì sợ COVID-19 - Ảnh 1.

Các bệnh nhân có bệnh nền nặng, nếu có biểu hiện bất thường, cần phải đến các bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời - Ảnh: PHẠM TUẤN

Sáng 28-5, thông tin với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - trưởng khoa cấp cứu và hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết tại bệnh viện vừa có một bệnh nhân chết do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). 

Đáng nói, bệnh tình của bệnh nhân nặng lên đã 1 tuần nay nhưng ngại không đi khám vì "sợ COVID-19".

"Bệnh nhân nam ở Thanh Xuân, Hà Nội, 85 tuổi, có tiền sử bệnh phổi mãn tính tâm phế mạn, vẫn đang điều trị tại nhà bình thường. 10 ngày gần đây khó thở, lẽ ra phải đi khám, nhưng do dịch COVID-19 nên e ngại, không tới bệnh viện", PGS.TS Hải cho biết.

Khoảng 10h ngày 26-5, bệnh nhân khó thở hơn, sau đó gọi 115 đến đưa đi cấp cứu nhưng đã thở ngáp, nguy kịch.

"Lúc lên xe cấp cứu, mạch bệnh nhân rời rạc, các bác sĩ phải cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay trên xe. Từ lúc tiếp cận đến lúc vào viện khoảng 20 phút nhưng lúc tới viện đã ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu hơn 15 phút thì tuần hoàn tái lập. Sau đó bệnh nhân được hồi sức tích cực. Tuy nhiên đến ngày 27-5, bị suy đa tạng và không qua khỏi", ông Hải nói thêm.

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, tình hình dịch COVID-19 phức tạp rất nguy hiểm với những người có bệnh nền. Tuy nhiên các trường hợp có bệnh nền cần giữ liên hệ với bác sĩ qua các kênh khác nhau để tiếp tục được dùng thuốc và theo dõi tình trạng bệnh, không nên tự xử lý ở nhà.

"Nếu bệnh nhân có bệnh nền như trên có các biểu hiện bất thường như khó thở tăng, mệt mỏi, đau ngực, vã mồ hôi, không tỉnh táo buộc phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời.

Trong bệnh viện có hệ thống sàng lọc, trong cấp cứu cũng sàng lọc kỹ càng để phân loại những bệnh nhân có nguy cơ về COVID-19. Đặc biệt, khi có vấn đề nặng đe dọa tính mạng sẽ cho vào khu riêng, tuy chưa loại trừ được COVID-19 nhưng vẫn được cấp cứu kịp thời", PGS.TS Hải lưu ý.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết hiện nay bệnh viện là nơi có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 lớn, nên tâm lý lo ngại tới bệnh viện của bệnh nhân là có thể thông cảm.

Để tránh tình trạng người không cần thiết đến viện cũng tới khám, ngược lại người bị bệnh nặng lo sợ lây nhiễm COVID-19 lại ở nhà, các bệnh nhân trước khi đến viện khám nên gọi trước cho các bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán tình trạng bệnh. 

Những ca bệnh nặng sẽ được các bác sĩ khuyên đến viện sớm, cấp cứu kịp thời; các ca nhẹ không cần đến viện sẽ được tư vấn chữa bệnh từ xa.

"Nhiều ca giờ sợ quá nên nhẹ cũng đến viện, trong khi khả năng sàng lọc của mỗi bệnh viện cũng có hạn. Bệnh nhân tới đông quá, nơi sàng lọc chờ đợi sẽ quá tải, cũng là nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ngược lại, bệnh nhân nặng vì lo sợ nên không tới sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng", giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chết vì bệnh phổi mãn tính trở nặng nhưng không dám đi viện vì 'sợ COVID-19'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO