Cay đắng phận người lao động chui bên kia biên giới

T.Phương- N.Hưng/Công Lý| 16/04/2019 16:33

Với quan niệm Trung Quốc là nơi dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, chuyện thanh niên bỏ quê vượt biên sang Trung Quốc đã không còn là hiếm, thậm chí thành phong trào.

Vì mưu sinh, tâm lý muốn đổi đời dẫn tới nhiều lao động đã sẵn sàng bất chấp sự cảnh báo, tính phi pháp của chuyến đi để bỏ gia đình, quê hương đến xứ người. Thế nhưng, sự giàu có đâu chưa thấy, ở nơi tưởng chừng “miền đất hứa” ấy, đã có bao nhiêu lao động phải cam chịu cuộc sống khốn khổ, tủi nhục, thậm chí là bỏ mạng nơi đất khách.

Hoằng Trường là một xã bãi ngang của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá). Địa phương này được ghi nhận có số lao động làm việc bất hợp pháp tại Trung Quốc luôn dẫn đầu huyện với 400 người (thống kê của xã). Nguyên nhân, theo ông Lê Văn Tấn, Trưởng Công an xã là do cái nghèo, do thiếu việc làm mà đành bỏ quê sang Trung Quốc để mưu sinh. Hơn nữa, những kẻ môi giới thường rót mật vào tai rằng lương cao, ưu đãi tốt, đi một vài năm sẽ trở nên giàu có.

Cay đắng phận người lao động chui bên kia biên giới

Công an Hậu Lộc vừa ngăn chặn 17 công dân chuẩn bị xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc

Trường hợp chị Lê Thị Huệ (thôn Đại Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa) là điển hình. Sau quãng thời gian 3 năm làm việc tủi cực nơi xứ người, chị kể lại trong nước mắt: "Bỏ lại chồng con để đến xứ lạ tìm kiếm việc làm đối với người phụ nữ không phải là chuyện đơn giản. Song cũng chỉ vì miếng cơm, manh áo mà bất chấp ra đi. Những tưởng sang bên đó kiếm tìm việc làm sẽ dễ dàng hơn, lương cao hơn, ai có ngờ, cuộc sống chui lủi, lẩn trốn cơ quan chức năng lại đọa đày bản thân đến thế!". Hỏi ra được biết, nhà chị Huệ có 4 người  (2 vợ chồng, 2 đứa con) với 2 sào ruộng khoán. Mỗi đợt chờ thu hoạch lúa, vụ nào tốt lắm cũng chỉ được vài ba tạ thóc. Cuộc sống quanh năm gần như túng quẫn nên trong một lần đi làm thuê ở Móng Cái (Quảng Ninh). Nhiều người rủ rê, chị đánh liều thử vận may bằng chuyến vượt biên dài hàng ngàn cây số sang Trung Quốc cầu mong sự đổi đời… để rồi may mắn cho chị khi còn có cơ hội để trở về quê hương.

Hai xã vùng biển Ngư Lộc và Minh Lộc (thuộc huyện Hậu Lộc) cũng được xếp là “điểm nóng” của tình trạng người lao động kéo sang Trung Quốc làm thuê với con số hàng trăm lao động mỗi năm. Trưởng Công an xã Minh Lộc, ông Lê Xuân Ứng cho rằng: Sở dĩ người dân địa phương chấp nhận bỏ quê hương đến Trung Quốc tìm việc làm là do thu nhập từ nghề khai thác cá đang gặp nhiều khó khăn, ngày công cho lao động làm nghề này rất thấp, không đảm bảo được cuộc sống. Chính vì ít việc làm, thu nhập không đảm bảo nên nhiều lao động, kể cả người đang tham gia đánh cá cho các chủ tàu ở địa phương cũng sẵn sàng bỏ nghề, bỏ quê hương sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm.

Là một trong số 5 lao động của xã Ngư Lộc vừa bị Công an huyện Hậu Lộc phát hiện, ngăn chặn trước khi vượt biên sang Trung Quốc dịp sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa rồi, anh Lê Xuân Đô (thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc) giãi bày: "Dẫu biết, bỏ lại vợ con, quê hương và nghề đi biển đã bao năm gắn bó để sang Trung Quốc làm lao động chui cũng bấp bênh và rủi ro. Song, do nghề đi biển bây giờ không ăn thua nên mỗi tháng chủ tàu chỉ trả cho người làm thuê  như anh với mức từ 2-5 triệu đồng. Lương chủ tàu trả không đảm bảo cuộc sống nên đánh cược  nghe theo bạn bè, sang Trung Quốc làm nghề bốc vác thuê với mức lương hứa hẹn 10 triệu đồng/tháng". Tuy nhiên, giấc mộng đã không trở thành hiện thực. Bởi khi chiếc xe khách chở hàng chục hành khách sang Trung Quốc làm thuê (trong đó có Đô) vừa xuất bến từ bến xe Minh Lộc đi được khoảng vài km thì bị Công an huyện này phát hiện và ngăn chặn.

Theo tìm hiểu được biết, người lao động tại Thanh Hoá muốn vượt biên qua Trung Quốc làm việc chủ yếu đi theo 4 cửa khẩu chính: Cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn, Móng Cái, Cao Bằng, Lào Cai. Trong đó, đi nhiều nhất là 2 cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) và Móng Cái. Nếu muốn qua Trung Quốc làm việc, người đi chỉ phải bỏ ra 1.000 - 1.500 tệ (tương đương khoảng 3 đến 4 triệu đồng tiền Việt) cho môi giới. Khi vượt qua được cửa khẩu trót lọt, người lao động được môi giới bên phía Trung Quốc đưa đến các xưởng làm việc… Song đó chỉ là lời hứa trước lúc đi.

Kể lại chuyến vượt biên sang Trung Quốc làm lao động chui, chị Lê Thị Huệ (xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá) cho biết: Sau khi lên xe khách chạy tuyến Thanh Hóa đi Móng Cái vào lúc 3 giờ chiều hôm trước, đến 7 giờ sáng ngày hôm sau, chị đã có mặt tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Do phải mất nhiều giờ quăng quật trên xe khách nên người trưởng nhóm là một phụ nữ đứng tuổi đã tổ chức cho những lao động muốn sang Trung Quốc làm việc được nghỉ ngơi để lấy lại sức tại nhà nghỉ ở Móng Cái. Sau 1 ngày, đoàn của chị tiếp tục lên đường thực hiện cuộc hành trình “vượt biên” bằng cuốc xe ôm len lỏi dọc đường biên do người Việt Nam điều khiển với mức phí là 50.000 đồng. Đi hết quãng đường xe ôm, chị và những người cùng đi lại di chuyển bằng đường sông. Sau khoảng 30 phút đi bằng đường thủy, đoàn của chị lại lên xe khách tiến sâu vào đất Trung Quốc.

Hết 1 ngày ngồi trên xe khách, cuối cùng chị cũng đã đến được nơi mà người ta cho chị biết đó  là TP. Trung San. Tại đây, chị được người Trung Quốc nhận vào làm cho một công ty chuyên sản xuất hoa nhựa... Không chỉ có chị Huệ mà hàng trăm lao động khác trên địa bàn các huyện của tỉnh, sau mỗi dịp Tết lại “rồng rắn” sang lao động trái phép tại Trung Quốc, nối dài những câu chuyện buồn về cuộc mưu sinh nơi đất khách.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Cay đắng phận người lao động chui bên kia biên giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO