Cảnh sát vào bệnh viện áp giải nguyên phó chủ tịch xã đi thi hành án

Việt Tường/Zing| 29/12/2018 19:16

Cho rằng Hoàng Anh không tự nguyện thi hành án, cảnh sát từ Cà Mau lên bệnh viện ở TP.HCM để áp giải người này vào nơi giam giữ.

Tối 27/12, Cơ quan Thi hành án hình sự của Công an huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã đưa Trần Hoàng Anh (40 tuổi, ngụ xã Ngọc Chánh) từ nhà đến nơi giam giữ để thi hành bản án 7 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trước khi bị khởi tố vào tháng 11/2013, Hoàng Anh là Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh.

Bản án Hoàng Anh phải thi hành được TAND huyện Đầm Dơi tuyên ngày 20/6. Người này kháng cáo kêu oan nhưng bị TAND tỉnh Cà Mau bác đơn tại phiên xử phúc thẩm vào đầu tháng 11/2018.

Canh sat vao benh vien ap giai nguyen pho chu tich xa di thi hanh an hinh anh 1
Trần Hoàng Anh trong một lần ra tòa. Ảnh: Việt Tường.

Cho rằng Hoàng Anh không tự nguyện chấp hành án, Công an huyện Đầm Dơi ra quyết định áp giải vào ngày 1/12. Tuy nhiên, 8h ngày 1/12, Hoàng Anh vào Bệnh viện 30/4 (Bộ Công an) để trị bệnh viêm phế quản, tăng huyết áp và suy van tĩnh mạch hai chân. Chiều 14/12, Hoàng Anh ra viện thì tiếp tục vào Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM điều trị ngay sau đó nửa giờ, để trị bệnh thoái hóa cột sống.

Trưa 27/12, Hoàng Anh làm thủ tục xuất viện thì cảnh sát đến áp giải về nhà ở Đầm Dơi. Đến tối cùng ngày, người đàn ông này bị cảnh sát đưa vào Nhà tạm giữ Công an huyện Đầm Dơi.

"Chồng tôi đang khiếu nại hai bản án để TAND Cấp cao tại TP.HCM xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Anh Hoàng Anh bị bệnh chưa khỏi, xuất viện ở TP.HCM để về quê điều trị tiếp thì bị bắt đi", bà Cao Thị Cúc, vợ của Hoàng Anh nói.

Theo hai bản án sơ và phúc thẩm thì Hoàng Anh từng được Chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh phân công thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2010. Người này sau đó giao cán bộ thống kê và kế toán đi rút 384 triệu đồng, mang về giao cho Hoàng Anh quản lý.

Kết quả điều tra xác định 47 hộ không nhận tiền hỗ trợ với 141 triệu đồng. Số tiền này các cơ quan tố tụng cho rằng Hoàng Anh chiếm đoạt nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trong những lần ra tòa, Hoàng Anh đều kêu oan, khẳng định không tư túi. Các luật sư bào chữa cũng cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội Hoàng Anh, hồ sơ vi phạm tố tụng... nên đề nghị cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm hoặc tuyên bị cáo vô tội. Tuy nhiên, những yêu cầu mà bị cáo và luật sư đưa ra đã không được HĐXX chấp nhận.

Ngoài vụ án trên, ông Hoàng Anh còn là bị can trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nửa năm trước, TAND huyện Đầm Dơi tuyên Hoàng Anh 2 năm 11 tháng 28 ngày tù và cấp phúc thẩm đã hủy án này để điều tra, xét xử lại.

Bốn năm trước, TAND huyện Đầm Dơi cũng từng tuyên Hoàng Anh 7 năm 6 tháng tù về tội Tham ô tài sản và 3 năm 6 tháng tù tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bản án sau đó bị cấp phúc thẩm hủy để điều tra lại và Hoàng Anh được đình chỉ điều tra tội Tham ô tài sản vào tháng 8/2015.

Tháng 11/2017, ông Hoàng Anh tiếp tục được Cơ quan điều tra hình sự khu vực 6 (Quân khu 9) đình chỉ điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Công an Đầm Dơi khởi tố, bắt giam bị can vào tháng 11/2013. Theo cơ quan điều tra của quân đội thì việc ông Hoàng Anh viết hộ hồ sơ thụ hưởng tiền chính sách theo chế độ 290 của liệt sĩ Phạm Hồng Sơn là đúng quy định, không cấu thành tội phạm.

Canh sat vao benh vien ap giai nguyen pho chu tich xa di thi hanh an hinh anh 2
Xã Ngọc Chánh (màu đỏ) ở Cà Mau. Ảnh: Google Maps.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • CEO Lôi Quân trải lòng về hành trình dựng Xiaomi trong “Quyết tiến không lùi”
    Từ một công ty khởi nghiệp non trẻ, Xiaomi đã vươn lên trở thành doanh nghiệp trong Top 500 toàn cầu chỉ sau một thập kỷ. Đây là kỳ tích ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử kinh doanh hiện đại của Trung Quốc. Trong cuốn sách "Quyết tiến không lùi", nhà sáng lập kiêm CEO Lôi Quân chia sẻ một cách chân thành về hành trình phát triển của Xiaomi như một lời tri ân gửi đến những người đã tin tưởng, đồng hành hoặc từng hoài nghi thương hiệu này suốt 10 năm qua.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
Đừng bỏ lỡ
Cảnh sát vào bệnh viện áp giải nguyên phó chủ tịch xã đi thi hành án
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO