Cảnh báo lừa đảo đi làm việc tại Hàn Quốc

Theo Kim Vũ/ báo Hànộimới| 25/07/2019 14:24

Lợi dụng nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc ngày một lớn của người lao động, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chào mời dưới hình thức khác nhau như: Visa thương mại, du học vừa học vừa làm... Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đây là thông tin lừa đảo, người lao động rất dễ gặp rủi ro nên phải cảnh giác.

Cảnh báo lừa đảo đi làm việc tại Hàn Quốc
Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin từ cơ quan chức năng về xuất khẩu lao động để tránh bị lừa đảo. Ảnh: Sơn Hà 

Nhiều lao động bị mất tiền oan

Từ năm 2004, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại nước bạn theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS).

Hiện tại chỉ có 4 hình thức đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc: Chương trình cấp phép việc làm (chương trình EPS, visa E9); chương trình thuyền viên làm việc trên tàu đánh cá; chương trình lao động kỹ thuật cao (visa E7); chương trình thí điểm đưa lao động thời vụ 3 tháng.

Theo đó, chỉ có Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & XH) là đơn vị được phép tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Hàn và tiến hành các thủ tục đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc. Các doanh nghiệp không được trực tiếp đưa lao động sang nước này.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng việc đưa người đi lao động ở Hàn Quốc để lừa đảo. Đơn cử như cuối tháng 1-2019, cơ quan Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã bắt tạm giam đối tượng Lê Thị Hồng Lý (quận Bắc Từ Liêm) để điều tra về hành vi lừa đảo, thu tiền môi giới của 10 người, chiếm đoạt hơn 460 triệu đồng và 38.500 USD để sang Hàn Quốc làm việc.

Rồi ngày 25-4-2019, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ tuyên phạt Nguyễn Thanh Hải, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, Hải đã lừa đảo để đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc với giá từ 55 đến 70 triệu đồng/hồ sơ. Từ năm 2014  đến năm 2016, Hải đã lừa đảo 19 người, chiếm đoạt 667 triệu đồng.

Mới đây, bà L.T. (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh đến các cơ quan chức năng về việc bà đăng ký cho cháu đi lao động ở Hàn Quốc qua Công ty VietBright, Khu đô thị Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm từ tháng 3-2018 bằng visa thương mại (30 ngày). Công ty hứa sau khi lao động sang Hàn Quốc sẽ chuyển thành visa lao động. Tin tưởng, bà L.T. đã nộp 500 triệu đồng và 13.000 USD.

Tuy nhiên, một năm qua cháu bà vẫn ở nhà và sau nhiều lần đòi nợ, công ty vẫn nợ bà 200 triệu đồng và 3.000 USD. Tiếp nhận thông tin này, phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đồng, Trưởng ban Kiểm soát, Công ty cổ phần VietBrigth và được biết, công ty đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là được sự cấp phép của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị cung cấp giấy phép thì ông Nguyễn Tiến Đồng không xuất trình được (?).   

Ông Nguyễn Đức Vỹ, Phó Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, thông tin cảnh báo về thị trường Hàn Quốc rất rõ ràng nhưng nhiều lao động vẫn bị mất tiền oan. Người lao động thường ít khi tố giác với chính quyền sở tại.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng chỉ được tiến hành thanh tra, kiểm tra tại mỗi doanh nghiệp không quá một lần/năm. Vì vậy, khi thấy nghi ngờ - người lao động cần tố giác ngay với chính quyền sở tại hoặc sở LĐ-TB&XH địa phương để tiến hành kiểm tra đột xuất, nhanh chóng phát hiện lừa đảo.

Cần tránh "bẫy" lừa đảo

Theo bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Công ty VietBrigth và bất cứ doanh nghiệp nào khác đều không được Cục cấp phép đưa lao động sang thị trường Hàn Quốc. Đây là hành vi có dấu hiệu lừa đảo. Sau khi tiếp nhận được thông tin trên, cuối tháng 5-2019, Cục đã hoàn tất hồ sơ Công ty VietBrigth, chuyển tới cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, mỗi năm Việt Nam đưa hơn 7.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với mức lương cao, từ 35 đến 60 triệu đồng/tháng. Lao động phải học tiếng Hàn và trải qua một kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Hàn rất khắt khe, có sự giám sát của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, lực lượng công an, cơ quan Hàn Quốc. Lao động vi phạm quy chế thi sẽ bị cấm thi trong 3 năm tiếp theo.

Đặc biệt, từ năm 2019, lao động sẽ phải đạt yêu cầu 2 vòng thi: Thi năng lực tiếng Hàn (EPS-TOPIK) và kiểm tra tay nghề, đánh giá năng lực, mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc.

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức số vụ lừa đảo đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Vì thế, giải pháp tối ưu hiện nay là Cục gửi công văn đề nghị các sở LĐ-TB&XH kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện các tổ chức, cá nhân không có chức năng nhưng lại môi giới, tổ chức đưa người đi trái phép để chuyển cho cơ quan công an điều tra. Đồng thời, cảnh báo cho người lao động để tránh bị lừa đảo.

Ông Nguyễn Xuân An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thường nắm bắt rõ về thị trường Hàn Quốc nên không có hiện tượng tuyển dụng trá hình. Tuy nhiên, Hiệp hội cũng thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thời gian qua, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH và thanh tra các sở LĐ-TB&XH thường xuyên tiến hành các cuộc thanh, kiểm tra định kỳ và thanh tra bất thường khi nhận được thông tin phản ánh của công dân.

Tuy nhiên, những giải pháp trên vẫn khó ngăn chặn triệt để. Vì vậy, người lao động cần kiểm tra thông tin từ sở LĐ-TB&XH hoặc liên hệ với đường dây nóng của Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0988200599 để tránh "bẫy" lừa đảo của các công ty môi giới trái phép.

(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo lừa đảo đi làm việc tại Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO