Nếu nhấp vào và tải xuống điện thoại hoặc máy tính, tin tặc có thể truy cập vào thông tin được lưu trữ của người dùng và có thể phá hủy, chặn hoặc sao chép dữ liệu theo ý muốn. Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới bùng phát toàn cầu, bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã nhận được một lượng lớn sự chú ý của giới truyền thông. Theo thống kê của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 1/2, nước này có tổng cộng 14.411 ca nhiễm bệnh, tăng 2.590 người so với trước đó một ngày, trong đó 304 người đã tử vong.
Tới nay, dịch bệnh nguy hiểm này không có vắcxin hoặc thuốc chữa. Lợi dụng nhu cầu thông tin về dịch bệnh của người dùng tăng cao, nhiều trang truyền thông xã hội đã tràn ngập những tin tức giả mạo và thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh. Facebook, Google và Twitter đều đã ban hành các điều khoản đặc biệt để kiểm soát vấn đề này, nhưng tội phạm mạng đang lợi dụng sự hoảng loạn để bẫy những người dùng Internet không nghi ngờ. "Chủ đề virus corona, đang được thảo luận rộng rãi như một câu chuyện tin tức lớn, đã bị tội phạm mạng sử dụng làm mồi nhử," Anton Ivanov, nhà phân tích phần mềm độc hại của hãng bảo mật Kaspersky cho biết.
Ảnh minh họa.
"Cho đến nay, chúng tôi chỉ phát hiện có 10 tệp, nhưng vì loại hoạt động này thường xảy ra với các chủ đề truyền thông phổ biến nên chúng tôi cho rằng rằng xu hướng này có thể phát triển." - ông Ivanov nhận định. "Khi mọi người tiếp tục lo lắng cho sức khỏe của mình, chúng tôi có thể thấy ngày càng nhiều phần mềm độc hại ẩn bên trong các tài liệu giả mạo đang lan truyền về virus corona."
Để tránh dính bẫy các liên kết này, các chuyên gia an ninh mạng khuyên người dùng nên trực tiếp tìm đến một nguồn tin tức chính thống. Bên cạnh đó, một cách chính để phát hiện phần mềm độc hại là bằng cách nhìn vào cuối địa chỉ của đường liên kết. Nếu nó có phần mở rộng không phải là .docx., .Pdf hoặc .mp4 thì đó có thể là một "cãi bẫy." Các tài liệu và tệp video cũng không tạo với các định dạng .exe hoặc .lnk.
https://vietnamhoinhap.vn/article/canh-bao-duong-lien-ket-gia-tin-tuc-ve-virus-corona-de-phat-tan-ma-doc---n-26698