Cần đầu tư phát triển văn hóa xứng với tiềm năng

HNM| 07/12/2021 10:12

Kết thúc đợt giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13-7-2012 của HĐND thành phố về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Thường trực HĐND thành phố nhận định, công tác đầu tư nguồn lực phát triển văn hóa còn dàn trải.

Qua đó, kiến nghị nhiều nội dung, giải pháp phát triển văn hóa, trong đó cần chú trọng đầu tư sao cho tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Cần đầu tư phát triển văn hóa xứng với tiềm năng
Thường trực HĐND thành phố Hà Nội khảo sát các thiết chế văn hóa tại thị xã Sơn Tây. Ảnh: Vũ Thủy

Nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành

Theo Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, qua 9 năm thực hiện Nghị quyết số11/2012/NQ-HĐND, lĩnh vực văn hóa của Thủ đô đang phát triển theo đúng định hướng. Thành phố và các quận, huyện, thị xã đã quan tâm đầu tư, bố trí gần 17.000 tỷ đồng cho công tác phát triển văn hóa. Từ năm 2013 đến nay, có 10 dự án lớn (1 dự án đã hoàn thành, 9 dự án đang triển khai) với số vốn khoảng 700 tỷ đồng cho lĩnh vực văn hóa. Các thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ đông đảo đời sống của nhân dân được quan tâm đầu tư.

Bên cạnh đó, Thường trực HĐND thành phố cũng nhận định, việc thực hiện nghị quyết ở một số địa phương, đơn vị còn chậm, chưa đồng bộ, nhiều lúng túng. Đáng nói, nhiều chỉ tiêu, đề án, dự án thiếu tính khả thi nên không được hoàn thành hoặc bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Trong đó, có 6/20 chỉ tiêu không hoàn thành (số buổi biểu diễn chuyên nghiệp; sản xuất phim nhựa; phát triển rạp tại các huyện; thiết chế văn hóa cấp huyện, xã, tổ dân phố; sách thư viện; tủ sách phòng đọc xã); 5/23 đề án, 10/14 dự án chậm tiến độ.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hồ Vân Nga cho rằng, đầu tư nguồn lực phát triển văn hóa còn dàn trải, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Tỷ lệ ngân sách thành phố đầu tư cho các thiết chế văn hóa trên địa bàn mới đạt 0,83% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố; nguồn lực chi thường xuyên bố trí cho lĩnh vực văn hóa chiếm 1,9% tổng chi thường xuyên ngân sách thành phố. Định mức chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa cấp thành phố là 13.000 đồng/người/năm, cấp huyện là 9.000 đồng/người/năm…

Đại biểu chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Phạm Thị Thanh Hương cho biết, thành phố hiện mới có 136/579 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn (chiếm 23,5%), trong đó 4 huyện: Mê Linh, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa và 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hà Đông chưa có đủ nhà văn hóa cấp xã.

Ông Hoàng Đức Thụ (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức) chia sẻ, nhà văn hóa xã là nơi để người dân tham gia các hoạt động văn hóa quy mô lớn hơn cấp thôn trong các dịp lễ, Tết, vì thế mong được thành phố, huyện quan tâm đầu tư để tăng địa điểm sinh hoạt, giao lưu văn hóa của người dân.

Những kiến nghị từ thực tiễn

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình cho biết, nguyên nhân của những hạn chế trên do cấp ủy, chính quyền một số cơ sở chưa thực sự quan tâm. Việc phối hợp triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. Cùng với đó, nguồn ngân sách đầu tư cho các thiết chế văn hóa còn chưa đồng đều giữa các quận, huyện, thị xã; việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. “Việc bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa và thiết chế văn hóa còn bất cập, đặc biệt là khu vực 4 quận trung tâm, dẫn đến thiết chế văn hóa cơ sở còn thiếu nhiều”, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.

Theo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà, sau giám sát, Thường trực HĐND thành phố đã kiến nghị các cơ quan hữu quan nhiều nội dung. Trong đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô sau khi di chuyển trụ sở các đơn vị thuộc diện phải di dời khỏi nội đô sớm bàn giao quỹ đất để thành phố ưu tiên xây dựng hạ tầng xã hội và các thiết chế văn hóa - thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Đối với UBND thành phố, Thường trực HĐND thành phố kiến nghị rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thực hiện nội dung quy hoạch văn hóa cho giai đoạn 2021-2030 và định hướng cho những năm tiếp theo. Cùng với đó là bố trí quỹ đất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao; không điều chỉnh quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao sang mục đích khác.

“Để phát triển lĩnh vực văn hóa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế, Hà Nội cần tăng cường nguồn lực đầu tư, cân đối tỷ lệ vốn ngân sách phù hợp, đồng thời thu hút, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa cho phát triển văn hóa. Cùng với đó là ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở trọng điểm với những công trình văn hóa có tính biểu tượng, có công năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ cao tạo thành những không gian văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Thủ đô”, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Cần đầu tư phát triển văn hóa xứng với tiềm năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO