Kiến trúc - Quy hoạch

Cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị và quy định thời hạn sở hữu

Kim Thoa 17:56 05/06/2023

Phát biểu tại phiên họp tổ về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 5/6, ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã góp ý về những quy định liên quan nhà ở xã hội, nhà tái định cư và cải tạo chung cư cũ.

z4405951632190-4c90f16acb8863043a67b5dfcaf9d0d7-5407-2169.jpg
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội - Đinh Tiến Dũng tại phiên thảo luận tổ (ảnh: anninhthudo.vn)

Theo ông Đinh Tiến Dũng, nhà tái định cư ở Hà Nội hiện “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”. Thừa vì vừa qua, một loạt dự án người dân chỉ nhận tiền, không nhận nhà, còn thiếu vì theo Luật Đất đai, phải có nhà tái định cư mới được triển khai dự án.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, nên có hướng mở hơn trong luật này, cần linh hoạt hơn để phù hợp thực tế. “Chả lẽ bố trí dân ở phía tây Hà Nội sang Long Biên nhận nhà tái định cư? Vô lý lắm! Đây là vấn đề ách tắc nên là thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu và rất ách tắc trong triển khai các dự án giao thông, dự án trọng điểm của Thành phố”, ông Đinh Tiến Dũng bày tỏ.

Nêu rõ hơn, ông nói nhà đầu tư phải đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội của dự án để đảm bảo tiến độ và đồng bộ. Bởi thực tế, có dự án đã làm nhà và bán cho khách hàng, nhưng "quay đi quay lại" vẫn thiếu hạ tầng xã hội, thiếu trường học, bệnh viện.

"Có dự án nhà ở 20 năm nay mà chưa xây trường học, người dân đã vào ở kín mít. Đó là thực tế ở ngay Thủ đô. Thậm chí thiếu cả hạ tầng khác như bãi đỗ xe. Cần bổ sung chế tài bắt buộc đầu tư hạ tầng xã hội" - ông Dũng nói.

Do đó, ông cho rằng, dự thảo nên có hướng mở hơn, hoàn toàn giao cấp tỉnh có thể bố trí từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội và ngược lại để linh hoạt hơn.

Để khắc phục tình trạng này, bí thư Hà Nội cho hay thành phố đang thực hiện theo hướng với những dự án không đầu tư đồng bộ sẽ thu hồi, đề nghị tiếp tục đầu tư. 

Việc đầu tư có thể bằng ngân sách, hoặc kêu gọi nhà đầu tư thứ phát. Mục tiêu là nhằm phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Liên quan cải tạo chung cư cũ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nêu nhiều bất cập khi chung cư là sở hữu của người dân nhưng lại quy định cải tạo bằng đầu tư công, hoặc việc người dân đóng góp kinh phí kiểm định nhà chung cư.

“Chỗ này không cần thiết mà Nhà nước nên đứng ra làm. Bây giờ đang muốn cải tạo chung cư, thỏa thuận với người dân để người ta vui vẻ rời đi, lại bảo người tao góp tiền để kiểm định thì vô lý”, ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, quy định cứng như vậy sẽ không thể làm được khi vận hành. Muốn an toàn cho người dân thì Nhà nước phải có trách nhiệm, nguồn vốn dành cho việc cần thiết thì Nhà nước bỏ ra.

Bên cạnh đó, cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị và quy định thời hạn sở hữu chung cư mới giải quyết được vấn đề. Thay vì cách làm cải tạo từng tòa nên cải tạo chung cư theo từng khu. Ví dụ nơi nào có 4-5 tòa chung cư cũ, mỗi tòa 4-5 tầng thì khi đầu tư xây dựng lại, chỉ làm 1-2 tòa và làm cao tầng hơn, còn bên dưới để làm không gian thương mại và dịch vụ, tầng hầm, bãi đỗ xe… Theo Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, làm như vậy người dân sẽ có không gian sống đảm bảo hơn và nhà đầu tư cũng có lợi ích.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội khẳng định, khi quy định chung cư có thời hạn, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống người dân, cưỡng chế di dời khi chung cư xuống cấp, nguy hiểm cũng là bình thường, vì lợi ích của người dân. Hoặc khi chưa đến thời hạn hoặc sát đến thời hạn rồi mà chung cư xuống cấp, người dân tự nguyện đồng tình thì Nhà nước cũng đứng ra làm.

“Vừa qua, Hà Nội lo vì sợ rủi ro cháy nổ, động đất thì không biết hậu quả thế nào. Bên cạnh đó còn thực tế nhiều nhà lắp ghép, cơi nới nên rất áp lực”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nêu thực tế và đề nghị tính toán lại việc sở hữu chung cư không có thời hạn.

Bí thư Hà Nội cũng góp ý chính sách tạm cư cũng phải quy định rõ, sau khi xây nhà mới thì Nhà nước bố trí tạm cư. “Như vừa rồi tôi kiểm tra dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chậm 4 - 5 năm đoạn 4 km ngầm, anh em báo cáo do không có chính sách, mở luật ra thì chả ai trả lời. Tôi nói chính sách là do mình, 43 hộ phải tạm cư, 7 hộ đập đi xây lại, đề xuất cho người dân tạm cư. Thế nên công trình mới chạy được. Nhà thầu đòi phạt hơn 100 triệu USD vì tiến độ chậm, nhưng mình quyết liệt, nghĩ thì mới làm ra, còn đối chiếu pháp luật thì không có”, ông nêu.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội khẳng định, khi quy định chung cư có thời hạn, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống người dân, cưỡng chế di dời khi chung cư xuống cấp, nguy hiểm cũng là bình thường, vì lợi ích của người dân. Hoặc khi chưa đến thời hạn hoặc sát đến thời hạn rồi mà chung cư xuống cấp, người dân tự nguyện đồng tình thì Nhà nước cũng đứng ra làm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị và quy định thời hạn sở hữu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO