Văn hóa - Xã hội

Các nhóm chính sách nổi bật trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

HT 15:00 16/03/2023

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Về cơ bản, Luật Bảo hiểm xã hội lần này sẽ được sửa đổi căn bản, toàn diện.

z4185773882821_7487584517dc366d8a33fd973d8d0a49.jpg
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan soạn thảo dự án Luật, cho biết, Luật Bảo hiểm xã hội lần này sẽ được sửa đổi căn bản, toàn diện.

Cụ thể, các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật lần này gồm 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn.

Mục tiêu chính của công tác xây dựng dự án Luật này nhằm thể chế hóa cơ bản các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Cùng với đó, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành, tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn trong tham gia, thụ hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.

Thêm vào đó, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình tham gia và thụ hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được kết cấu gồm 9 chương và 133 điều trên cơ sở kế thừa kết cấu của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy, dự thảo Luật sửa đổi lần này giữ nguyên về số chương nhưng tăng thêm 8 điều so với Luật ban hành năm 2014.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung 2 nội dung mới. Đó là trợ cấp hưu trí xã hội và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội. Hai nội dung này không quy định chương riêng về trình tự, thủ tục bảo hiểm xã hội mà lồng ghép vào từng chế độ; tách riêng điều quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, không quy định chung trong điều về đối tượng áp dụng.

Các nhóm chính sách đáng quan tâm được sửa đổi, bổ sung (5 nhóm)

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có 5 nhóm chính sách được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn cụ thể dưới đây.

Nhóm chính sách thứ nhất: xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt.

Nhóm chính sách thứ hai: mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Nhóm chính sách thứ ba: mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội).

Nhóm chính sách thứ tư: bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội.

Nhóm chính sách thứ năm: đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Để bảo đảm tính thống nhất của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với các luật, bộ luật có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành rà soát các luật, bộ luật có mối quan hệ với Luật Bảo hiểm xã hội. Đó là các văn bản như: Bộ luật Lao động, Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Việc làm... và có báo cáo cụ thể gửi kèm theo.

Nội dung dự thảo Luật bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc có liên quan mà Việt Nam là thành viên và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực có liên quan.

Trước đó, ngày 13/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo đó, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV vào tháng 10 năm 2023.

Đến hết tháng 2 năm nay, toàn quốc có hơn 17,427 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng gần hơn 1,06 triệu người so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, có 15,968 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 863,4 nghìn người. Tổng số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,459 triệu người, tăng 204,8 nghìn người.

Bài liên quan
  • VssID sẽ gửi thông báo về tình trạng các loại bảo hiểm
    Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa thực hiện điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng VssID-bảo hiểm xã hội số, nhằm công khai, minh bạch thêm thông tin, giúp người lao động bảo đảm quyền lợi của mình trong tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
(0) Bình luận
  • Mang tình thương yêu đến trẻ em vùng cao
    Với tinh thần tương thân tương ái và mong muốn sẻ chia những khó khăn, CLB Thiện Tâm cùng CLB Mầm Xanh đã tổ chức chuyến thiện nguyện “Hơi Ấm Mùa Đông 2024” đến thăm và hỗ trợ học sinh tại Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
  • Khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
    Tối 21/11 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024. Các đại biểu và đông đảo người dân, du khách đã tham quan, mua sắm và thưởng thức các đặc sản cả nước quy tụ về Thủ đô Hà Nội.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
  • Xe thu gom rác rơi trên cầu treo Bình Thành xuống sông Hương, 2 người mất tích
    Trong lúc đang di chuyển qua cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) chiếc xe thu gom rác bất ngờ va vào lan can cầu rồi rơi xuống sông khiến 2 người mất tích. Hiện, lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và xác định nguyên nhân vụ việc.
  • Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội
    Với sự góp mặt của 250 gian hàng của hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm tại Thủ đô Hà Nội. Đây là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn nhất trong dịp cuối năm.
  • Hà Nội triển khai 5 giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố Hà Nội năm 2025. Trong đó, Thành phố sẽ triển khai 5 giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên HTX, người lao động và đảm bảo an sinh xã hội…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Các nhóm chính sách nổi bật trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO