Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào đón năm mới 2023

Thạch Vũ| 30/12/2022 11:28

Chuẩn bị bước sang năm mới 2023, đây là lúc các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc biệt để chào đón năm mới được chuẩn bị chu đáo và lên lịch ra mắt phục vụ người dân, có rất nhiều sự kiện thú vị và hấp dẫn đang chờ đợi chúng ta trải nghiệm trong những ngày đầu năm mới.

z3999606053152_6127fbaa01d5b91f952afbdc6fc2524e.jpg
Rất nhiều các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sẽ được ra mắt để phục vụ người dân đón một năm mới vui vẻ, an lành, ý nghĩa.

Các chương trình nghệ thuật chào năm mới

Là dịp đón Tết dương lịch đầu tiên trọn vẹn không còn nỗi lo chống dịch Covid-19, bỏ lại đằng sau một năm 2022 nhiều khó khăn, với mục đích tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp đón chào năm mới 2023, các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Trước thời khắc chào năm mới, từ ngày 29- 31/12/2022, 5 đơn vị trực thuộc Sở VH&TT Hà Nội gồm: Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long, Nhà hát Múa Rối Thăng Long và Trung tâm Văn hoá TP sẽ tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại 5 các quận, huyện gồm: Ba Đình, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông với nhiều tiếp mục hấp dẫn.

Đơn cử, Nhà hát Cải Lương Hà Nội sẽ biểu diễn trực tiếp vào lúc 20 giờ ngày 31/12/2022 tại Sân khấu Trung tâm Văn hóa Quận Bắc Từ Liêm. Chương trình gồm nhiều tiết mục ca, múa, nhạc tràn đầy sắc Xuân như: “Ngày xuân Long – Phụng sum vầy”; “Xuân về trên quê hương”; “Để Mỵ nói cho mà nghe”… với sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát: NSND Thanh Hương, NSUT Hoàng Viện; Quang Thanh; các Nghệ sĩ trẻ : Hồng Nhung; Quang Tuấn; Thiên Hương; Nhật Linh.

Cùng với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, sự kiện được nhiều người chào đón là "Countdown” (đếm ngược) sẽ diễn ra tại quảng trường Cách mạng tháng Tám quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng từ trong nước đến quốc tế như: Hyo Yeon (nhóm SNSD), Thu Minh, Mỹ Linh, Phương Ly, Blacka... Tương tự, một chương trình đếm ngược khác được tổ chức từ 20 giờ 15 phút ngày 31/12/2022 đến 0 giờ 20 phút sáng 1/1/2023 tại quảng trường Đông kinh Nghĩa Thục.

Tiếp sau đó sẽ là Giải chạy bán Marathon Quốc tế Việt Nam 2023 (VIHM 2023) diễn ra vào sáng 1/1/2023. Dự kiến, 5.000 vận động viên trong nước và quốc tế sẽ tham dự giải đấu ở ba cự ly: 5km, 10km, 21km. Điểm xuất phát và kết thúc giải chạy sẽ diễn ra tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Diễn ra trong ngày đầu tiên của năm mới 2023, chương trình âm nhạc “Hanoi Concert - Hòa nhạc năm mới 2023” do dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Theo BTC, chương trình “Hanoi Concert - Hòa nhạc năm mới 2023” nằm trong chuỗi chương trình được tổ chức hằng năm vào đầu năm mới, nhằm mang đến cho khán giả Hà Nội và cả nước không gian nghệ thuật ý nghĩa, đặc sắc, lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển tới đông đảo công chúng cùng những giá trị tích cực của âm nhạc đích thực. Tham gia chương trình có sự góp mặt của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cùng các nghệ sĩ tài năng như Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Đăng Dương, hứa hẹn mang tới màn trình diễn công phu, thỏa mãn kỳ vọng của những người yêu nhạc nói chung và người hâm mộ nhạc cổ điển nói riêng.

Các hoạt động văn hóa

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023, các điểm di tích, văn hóa, lịch sử khu vực nội thành mở cửa đón khách với nhiều hoạt động hấp dẫn. Điển hình như di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long bên cạnh sản phẩm tour đêm, còn trưng bày, triển lãm các tư liệu, hình ảnh về 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên”. Đây sẽ là cơ hội để các gia đình tham quan các di sản của Hà Nội, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, hiếu học cho con cháu.

Nhằm quảng bá văn hoá truyền thống, các hoạt động Chào xuân 2023 sẽ diễn ra từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chợ vùng cao ngày Tết sẽ thu hút du khách với hoạt động xuống chợ, vui chơi, dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực, sản vật của đồng bào Mông, Dao, Tày, Kháng…

Đặc biệt, 12 nghệ nhân đồng bào dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn sẽ giới thiệu nghệ thuật múa Khèn - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, trong không gian chợ vùng cao phía Bắc, Khu các làng dân tộc.

Ngoài ra, chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, từ 1/1/2023 đến 20 giờ ngày 21/1/2023, TP Hà Nội sẽ tổ chức 91 điểm chợ hoa xuân phục vụ người dân. Các chợ hoa Xuân sẽ trưng bày các loại cây, hoa, quả cảnh và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống, sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Đây là địa điểm phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, giải trí của Nhân dân Thủ đô và khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn TP.

Cũng trong dịp đầu năm 2023, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa thuộc Khu phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình văn hóa Tết Việt - Tết phố 2023 do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt thực hiện.

Ngày 7/1, tại Không gian bích họa phố Phùng Hưng, có chương trình giao lưu nghệ thuật, diễn xướng dân gian múa xòe, khua luống, hát giao duyên của đồng bào dân tộc Thái. Tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ), có biểu diễn âm nhạc truyền thống, giới thiệu nghệ thuật Đàn ca tài tử Nam Bộ.

Ngày 8/1, công chúng Thủ đô có thể tham gia hoạt động rước lễ vật, cáo yết thành hoàng, dựng cây nêu và giao lưu diễn xướng dân gian 3 miền tại đình Kim Ngân (40-42 Hàng Bạc).

Tham gia Chương trình văn hóa Tết Việt - Tết phố năm nay còn có các đoàn nghệ thuật từ Bạc Liêu, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng, mang theo di sản Đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế, múa xòe, hát xoan, múa hát cửa đình… góp phần làm phong phú các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản dịp đầu năm mới tại Khu phố cổ Hà Nội.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát ấp mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải mốt đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái “thơm” đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
  • Bánh chưng xanh Hà thành
    Nằm trong "Bộ Tứ": Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ngày xưa khi Tết đến, xuân về, thì người ta mới thấy bánh chưng, nay thì khác, quanh năm, đều thấy bánh, ở chợ, họ bán ở hàng giò, chả.
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào đón năm mới 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO