Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trân trọng kính mời đồng bào cả nước đi du lịch trong nước

Kinh tế & Đô thị| 14/06/2020 08:37

Tham gia giải trình tại phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, thời gian qua, toàn ngành cùng cả nước đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phòng, chống dịch và các giải pháp nhằm phục hồi kinh tế theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng.

Báo cáo một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng cho biết, các di tích danh lam thắng cảnh của đất nước đã mở cửa trở lại trong tháng 5 để đón khách bình thường.

Ví dụ vịnh Hạ Long đã đón 130 nghìn lượt khách, trong đó có 416 khách quốc tế. Khu du lịch Tràng An đã đón 76 nghìn lượt khách, trong đó có 1.900 khách quốc tế, tuy nhiên đây là khách quốc tế ở Việt Nam…; 11 bảo tàng tiêu biểu đã đón 66 nghìn lượt khách.
Các hoạt động văn hóa cơ sở đã diễn ra sôi nổi và tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh cổ động tuyên truyền trực quan tại các thành phố, đô thị; các thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát cũng mở cửa trở lại bình thường.
Trong lĩnh vực thể thao, các hoạt động thể thao đã hoạt động trở lại bình thường, đặc biệt Giải bóng đá vô địch quốc gia. Các giải bóng đá ở Việt Nam rất đông khán giả đến xem. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức giải bóng đá có khán giả đến xem trong tình hình hiện nay, được thế giới đánh giá rất cao nhờ công tác phòng, chống dịch tốt.
Các hoạt động thể dục thể thao khác cũng được tổ chức; các vận động viên được triệu tập để tập luyện bình thường, chuẩn bị cho các giải đấu sắp tới. Theo Bộ trưởng, “các hoạt động văn hoá - thể thao đang hoạt động trở lại bình thường một cách nhanh nhất”.
Du lịch nội địa bắt đầu phục hồi
Đối với ngành du lịch, Bộ trưởng cho biết, đây là lĩnh vực chịu thiệt hại rất nặng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong 5 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm hơn 50%; lượt khách nội địa giảm 58% và tổng thu của ngành du lịch giảm gần 50% so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trân trọng kính mời đồng bào cả nước đi du lịch trong nước
 Toàn cảnh Phiên họp chiều 13/6.
Trong quý I, có 95% số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đã dừng hoạt động, số doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế mới giảm 48%; công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20% so với cùng kỳ.
Sau khi có Chỉ thị 19 của Thủ tướng cho phép khởi động lại các hoạt động du lịch nội địa, Thủ tướng đã trực tiếp tuyên bố khởi động lại thị trường du lịch nội địa tại Quảng Ninh ngày 21/5 vừa qua và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Hầu hết các địa phương có tiềm năng du lịch, các hiệp hội, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu bằng cách tổ chức kết nối doanh nghiệp kinh doanh nghiệp với các điểm thăm quan, vui chơi giải trí… tạo các sản phẩm kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi. Nhờ vậy, trong tháng 5, du lịch nội địa bắt đầu phục hồi, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 780% so với tháng 4 nhưng giảm 90% so với cùng kỳ.
Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều địa phương đã ghi nhận lượng khách nội địa theo ngày như Hạ Long, Sầm Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… Đặc biệt, dịp cuối tuần tại các điểm du lịch công suất phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng ven biển đều khá cao, đạt 70%. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, Chương trình nội địa mới đạt kết quả thực hiện, còn rất yếu ớt, cần có các giải pháp kích cầu du lịch nội địa.
Cần tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa
Về giải pháp để phục hồi ngành du lịch, theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa, coi đây là điểm tựa, bà đỡ, là nền tảng để phục hồi nhanh ngành du lịch của chúng ta.
Các giải pháp cụ thể là tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện lại kích cầu du lịch nội địa, kế hoạch người Việt Nam đi du lịch Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6 cũng như các tháng tiếp theo thì toàn ngành du lịch, nhiều địa phương đã quảng bá kích cầu ngành du lịch như: Chương trình kích cầu du lịch nội địa TP Hồ Chí Minh đến 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, kích cầu du lịch từ Hội An liên kết với Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Có thể nói rằng, tất cả các địa phương trên cả nước đang triển khai các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch. Có các giải pháp làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao phát triển du lịch, lan tỏa thông điệp Việt Nam an toàn trên thế giới để có thể đón khách quốc tế sớm nhất có thể.
Và tại diễn đàn này, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và thông điệp Người Việt Nam du lịch Việt Nam, “chúng tôi khẳng định rằng ngành du lịch Việt Nam đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ nhân dân cả nước đi du lịch”, Bộ trưởng nói.
Có thể nói rằng, đất nước ta ai cũng biết có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, độc đáo, phong phú, hấp dẫn, cơ sở hạ tầng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng không thua kém các nước phát triển, giá cả hợp lý.
Minh chứng là du lịch Việt Nam năm 2019 đạt được các giải thưởng Điểm đến hàng đầu châu Á, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á, Điểm đến thành phố văn hóa Hội An hàng đầu châu Á, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á. Cùng với nhiều giải thưởng du lịch quốc gia, hàng loạt khách sạn, nghỉ dưỡng cao cấp, điểm đến hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành trong nước được vinh danh và nhận giải thưởng. Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng du lịch cao, chính vì vậy không có lý do gì để chúng ta không đi lịch trong nước. “Tôi đề nghị và trân trọng kính mời đồng bào và nhân dân cả nước đi du lịch trong nước”, Bộ trưởng kêu gọi.
Để thu phục du lịch hoàn toàn sẽ trải qua 4 giai đoạn
Giải pháp thứ hai, theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đó là phải phục hồi và phát triển du lịch một cách toàn diện hơn. Phải thực hiện nghiêm các giải pháp của Thủ tướng về kích cầu du lịch nội địa như tôi đã báo cáo và trong cuộc họp chiều 9/6 vừa qua, Thủ tướng nhấn mạnh không thể đóng cửa hoàn toàn nhưng không mở cửa ồ ạt khi không thể xác định mức độ an toàn với các nước; bảo vệ sức khỏe của nhân dân luôn là ưu tiên hàng đầu, kể cả phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trân trọng kính mời đồng bào cả nước đi du lịch trong nước
Cho nên, “chúng tôi sẽ luôn bám sát tình hình dịch bệnh các nước trên thế giới để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để mở cửa từng bước”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.
Theo kinh nghiệm hiện nay để thu phục du lịch hoàn toàn sẽ trải qua 4 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là chỉ du lịch nội địa; chúng ta đang ở giai đoạn một. Giai đoạn 2 thí điểm đón khách quốc tế trên cơ sở trao đổi khách song phương với một số quốc gia an toàn, chúng tôi đang nghiên cứu xem thử quốc gia nào an toàn để chúng ta làm thí điểm việc này cho thận trọng. Ba là, trên cơ sở đó chúng ta sẽ mở rộng số quốc gia khu vực trong thực nghiệm trong đón khách quốc tế. Thứ tư là hoạt động đón khách quốc tế sẽ diễn ra bình thường.
“Chúng ta đang ở giai đoạn một và khi du lịch phục hồi hoàn toàn còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh ở các nước trên thế giới” - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định và cho rằng, cuộc cạnh tranh khách du lịch quốc tế sau dịch sẽ rất khốc liệt, vì tất cả các nước đều tranh thủ thời cơ này, xem thử ai có thể tận dụng thời cơ này tốt nhất.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trân trọng kính mời đồng bào cả nước đi du lịch trong nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO