“Biển người” đến phố đi bộ Hồ Gươm vui chơi ngày nghỉ lễ
Quỳnh Phạm•03/09/2023 09:13
Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) trở thành “biển người”. Đặc biệt về đêm, không gian này sôi động hơn hẳn khi có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, dịch vụ… được tổ chức.
Dòng người ken đặc phố Tràng Tiền trong đêm 2/9/2023.
Nhằm tạo không gian vui chơi, giải trí cho nhân dân và du khách cũng như kích cầu phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) mở cửa phố đi bộ quanh Hồ Gươm trong 4 ngày (từ 19 giờ đến 24 giờ các ngày từ 1/9 đến 4/9/2023).
Trước kỳ nghỉ kỷ niệm Ngày Quốc khánh năm nay, không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận luôn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách đến vui chơi, giải trí dịp cuối tuần. Riêng không gian đi bộ này trung bình mỗi tối đón từ 15.000 đến 20.000 lượt du khách.
Trong dịp nghỉ lễ mừng Tết Độc lập lần này, phố đi bộ khu vực quanh Hồ Gươm càng nhộn nhịp, sôi động. Đặc biệt khi đêm về, thời tiết mát dịu cùng nhiều chương trình nghệ thuật đường phố, dịch vụ văn hóa, thể thao... hấp dẫn là "món ngon" thu hút hàng vạn người dân tới phố đi bộ để "thưởng thức".
Ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng nhìn đâu cũng thấy... người.Những khoảng trống tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ dường như không còn bởi hàng ngàn người đến đây để vui chơi, giải trí.Các nghệ sĩ Nhà hát kịch Hà Nội biểu diễn phục vụ công chúng ngay trước cổng nhà hát. Đây là hoạt động thường xuyên của Nhà hát kịch Hà Nội trong các buổi tối phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm hoạt động.Nhóm nhạc người khiếm thị "cháy" hết mình phục vụ du khách bên hè phố.Đến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, người dân và du khách không thể bỏ lỡ việc thưởng thức kem Tràng Tiền nổi tiếng, ra đời cách đây 65 năm. Vào dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay, buổi tối, hàng dài người xếp hàng và đứng chờ mua được một que kem Tràng Tiền để giải khát.Hàng quán bán đồ chơi trẻ em luôn đắt khách với những sản phẩm bắt mắt, có cả những món đồ truyền thống lẫn hiện đại.Người dân có thể tự do nhảy múa, khoe những vũ đạo với bạn bè, người thân và cả hàng ngàn người xa lạ ngay trên phố đi bộ.Biểu diễn ảo thuật thu hút đông đảo người dân, du khách. Ai cũng muốn thỏa mãn sự tò mò và tài nghệ của người "nghệ sĩ đường phố".Không chỉ đi dạo, người dân đến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm còn có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ khác nhau. Trong ảnh, nhiều bạn trẻ đang vẽ Henna trên cánh tay - một hình thức xăm nghệ thuật không vĩnh viễn. Vẽ Henna đã dần phát triển thành bộ môn nghệ thuật tại Việt Nam và đang trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Khác với xăm hình, dù cùng vẽ lên da người nhưng khi vẽ Henna mực sẽ nhanh phai hơn, không giữ được lâu và không gây hại cho sức khỏe người được vẽ.Nhiều bạn trẻ lại chọn vẽ ký họa ngay cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm, bạn bè đi cùng livestream để khoe với mọi người trên không gian mạng.Những điểm vẽ ký họa, chân dung tại phố đi bộ rất hút du khách. Từ em nhỏ......đến người trung niên...cặp đôi trẻ......đã dừng chân tại những điểm vẽ chân dung, ký họa. Một trong số này chia sẻ với Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội: vẽ ký họa, chân dung cũng là cách lưu giữ lại tuổi thanh xuân cũng như làm kỷ niệm khi đến với phố đi bộ của Thủ đô Hà Nội.Không phải ngày lễ, tết cổ truyền nhưng Thầy đồ hành nghề trên phố đi bộ vẫn "đắt khách", luôn tay cho chữ người dân khi có nhu cầu xin chữ.Không xem kịch, múa hát, không vẽ chân dung thì người già, trẻ nhỏ cùng ngồi lại để chơi trò chơi kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo.Hòa tấu nhạc dân tộc trên không gian phố đi bộ......và để cho con được tận mắt xem các nghệ sĩ trẻ kéo nhị.Để đảm bảo an ninh trật tự cũng như ngăn chặn tình trạng người bán hàng rong bán hàng tràn xuống lòng đường thuộc không gian đi bộ, lực lượng chức năng thường xuyên đi tuần tra, nhắc nhở mọi người. Điều này giúp phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đi vào quy củ, văn minh, sạch đẹp hơn. Từ đó, phố đi bộ trở thành không gian ưa thích của người dân và du khách không chỉ dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay mà trong quá trình phố đi bộ hoạt động suốt thời gian qua.
Ngày hội có chương trình giao lưu tìm kiếm tài năng “Sắc màu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc”; Chương trình trình diễn thời trang trẻ em Việt Nam – Hàn Quốc; Chương trình trình diễn ẩm thực Việt Nam – Hàn Quốc; check-in cùng trang phục Hanbok; trải nghiệm các trò chơi dân gian của Hàn Quốc và Việt Nam...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư quan trọng, trọng điểm của Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác tham mưu, đề xuất UBND Thành phố giải quyết các chế độ, chính sách trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Chiều 13/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 10/5/2025 về việc Thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 25/03/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 325-KH/TU của Thành ủy Hà Nội về tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025.
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 13/5, Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng 80, 75, 70, 65, 60, 55, 45 năm tuổi đảng cho các đảng viên lão thành trên địa bàn quận đợt 19/5/2025.
Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
“Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 14/5 về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp tại Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 20/3/2023 của UBND Thành phố.
Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Điền (TP Huế) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Thành phố Huế miếu Bà Tơ (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền).
Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn vừa ký ban hành Nghị Quyết số 24/NQ-HĐND về danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn thành phố Hà Nội (Đợt 1).
Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Trụ sở Trung ương GHPGVN từ ngày 13/5 đến 16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam theo Đề án 98/ĐA-HĐTS được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.