Chính sách & Quản lý

Bảo vật Quốc gia chùa Phổ Quang: Chỉ di dời để phục vụ tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết

Hoa Quỳnh 08:50 28/05/2025

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa gửi văn bản tới UBND tỉnh Phú Thọ về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuân Lũng (còn biết đến là chùa Phổ Quang), xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao; trong đó nhấn mạnh, đối với Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, chỉ di dời để phục vụ công tác tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết và phải bảo đảm có phương án bảo vệ hiện vật trong quá trình di dời.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, ngày 12/5/2025, UBND tỉnh Phú Thọ đã gửi Công văn số 2351/UBND- KGVX về việc đề nghị thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (kèm hồ sơ Dự án).

bao-vat-gh.jpg
Bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Xuân Lũng trước thời điểm xảy ra hỏa hoạn ngày 23/10/2024

Sau khi xem xét, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuân Lũng, với nội dung: quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích. Đồng thời phục dựng lại Tam bảo (theo kiến trúc công trình trước khi bị cháy); xây dựng lại Tam quan, nhà Mẫu, nhà vệ sinh; xây dựng mới nhà giảng đường, nhà Tăng, nhà sắp lễ, lầu hóa vàng, nhà bếp, nhà vệ sinh; cải tạo sân, vườn, hạ tầng kỹ thuật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý giảm quy mô xây dựng nhà giảng đường.

Chùa Phổ Quang, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 7/1980. Ngôi chùa được xây dựng cách đây trên 800 năm và còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị. Đặc biệt chùa có Bàn thờ Phật bằng đá được tạo ra cách đây gần 700 với họa tiết hoa văn trang trí độc đáo, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật; được tạo ra bởi bàn tay các nghệ nhân dân gian, bao gồm nhiều họa tiết gắn với Phật giáo và hình ảnh mô tả cuộc sống của cư dân vùng Trung du miền núi Bắc bộ. Ngày 25/12/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Bàn thờ Phật bằng đá chùa Phổ Quang (tỉnh Phú Thọ) là Bảo Vật Quốc gia.

Đối với phương án phục dựng lại Tam bảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý thiết kế bộ vì Tam bảo theo mẫu bộ vì công trình trước khi bị cháy. Với phương án bố trí nội thất, đồ thờ: không sử dụng đèn tuýp chiếu sáng nội thất công trình.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, đối với hệ thống các hiện vật tại Tam bảo, trước khi bị cháy, tại Tam bảo còn giữ được hệ thống tượng, đồ thờ có giá trị lịch sử, nghệ thuật (hệ thống tượng thờ bằng đất, bằng gỗ,…). Do đó, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục khảo sát, đánh giá hệ thống hiện vật, đồ thờ, đề xuất giải pháp tu bổ, bảo tồn tối đa. Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, lựa chọn các hiện vật có giá trị để bảo quản tại di tích.

bao-vat-bi-chay.jpg
Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ hỏa hoạn sáng ngày 23/10/2024.

“Đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, thực hiện ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH ngày 4/11/2024 về phương án bảo tồn hiện vật này, chỉ di dời để phục vụ công tác tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết và phải bảo đảm có phương án bảo vệ hiện vật trong quá trình di dời” – công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký, nhấn mạnh.

Cùng đó, điều chỉnh phương án thiết kế nhà sắp lễ theo hướng kiến trúc tường hồi bít đốc (không làm mái đao). Hồ sơ cần làm rõ lịch sử xây dựng các công trình, bổ sung ảnh màu chụp hiện trạng, tư liệu về công trình Tam bảo trước khi bị cháy; ý kiến bằng văn bản của Nhân dân đối với phương án tổng mặt bằng, phương án tu bổ, tôn tạo, xây dựng mới và bố trí thờ tự tại các công trình.

Trước đó, sáng 23/10/2024, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại chùa Xuân Lũng (còn gọi là chùa Phổ Quang), xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Các cơ quan chức năng cùng nhân dân địa phương sau hơn 1 giờ đồng hồ đã nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại chùa. Vụ cháy tại chùa Phổ Quang không có thiệt hại về người.

chua-pho-quang.jpg
Vụ cháy tại chùa Phổ Quang ngày 23/10/2024 đã làm hư hại nhiều hiện vật, bảo vật. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa).

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vụ cháy xảy ra tại công trình Tam bảo của chùa thì phần hoành, rui, cửa gỗ bị cháy toàn bộ. Tường mặt ngoài có vết nứt, bề mặt không thấy hư hại, nhưng mặt trong đã bị hư hỏng, đặc biệt là phần Ống muống, Hậu cung. Toàn bộ cột bị đã cháy bề mặt. Hoành, rui, các cấu kiện vì mái, hệ thống cửa bị cháy toàn bộ. Chân tảng bị bong vỡ, hư hỏng hết. Kết cấu công trình đã rất yếu không còn khả năng chịu lực.

Về hệ thống hiện vật, Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá cho thấy toàn bộ bề mặt bàn thờ bị ám khói đen; đài sen bị gãy vỡ hai góc bên trái (cả cánh sen trên và dưới), bên phải có một vết nứt lớn; phần thân và đế bàn thờ một số chỗ bị sứt vỡ, tách lớp; một số vị trí còn bị biến đổi về mặt hóa học. Hệ thống tượng đất hầu hết tượng bị hư hỏng nặng, đã mất hoàn toàn lớp sơn thếp; bị rơi gãy các bộ phận; một số tượng bị đổ ngả vào tường; một số tượng bề mặt bị mềm. Tượng gỗ đã cháy hoàn toàn, bị than hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Trao giải cuộc thi sáng tác truyện tranh lần thứ nhất (2024)
    Sáng ngày 27/5/2025, tại Hội trường Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội), lễ trao giải Cuộc thi sáng tác truyện tranh lần thứ nhất (2024) và ra mắt hai tuyển tập truyện tranh đoạt giải đã được tổ chức với sự tham dự của bà Rachida Dati – Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp. Sự kiện do Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức khép lại chặng đầu tiên của một sân chơi ý nghĩa với truyện tranh Việt.
  • TS Ngô Phương Lan nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp
    Ngày 26/5/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati đã thay mặt nước Cộng hòa Pháp trao Huân chương Văn học và Nghệ thuật bậc sĩ quan cho Tiến sĩ, nhà lý luận, phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những đóng góp bền bỉ và sâu sắc của bà với điện ảnh Việt Nam và quan hệ hợp tác văn hóa Việt - Pháp.
  • Hà Nội: 21 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng được xếp hạng
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Triển khai Sổ tay Đảng viên điện tử: Tiếp tục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho đảng viên của Thủ đô
    Theo Báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả triển khai, ứng dụng phần mềm Sổ tay Đảng viên điện tử, đến nay, toàn Đảng bộ Thành phố đã có 449.120/491.590 đảng viên được cài đặt thành công phần mềm Sổ tay Đảng viên điện tử (đạt 105%) so với số đảng viên đủ điều kiện.
  • Hà Nội xếp hạng 16 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
    16 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định xếp hạng cấp Thành phố thuộc các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy.
  • Du lịch Hà Nội phát triển mạnh, "bệ phóng" chuyển đổi số được quan tâm
    Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang vừa chia sẻ, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội 5 tháng đầu năm 2025 ước đạt 12,77 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, Sở Du lịch Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp thời gian tới, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.
  • Hà Nội đón gần 13 triệu lượt khách du lịch trong 5 tháng đầu năm 2025
    Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội trong 5 tháng đầu năm ước đạt 12,77 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.
  • Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu qua đời ở tuổi 99
    Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu - bà Nghị Quế của điện ảnh Việt những năm 60 đã qua đời lúc 3h10 sáng 24/5 do tuổi cao, sức yếu.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an”: Khi nghệ thuật chạm đến những điều thiêng liêng
    Vở kịch “Ngược chiều bình an” vừa được công diễn trang trọng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, đánh dấu một dấu ấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Sự kiện không chỉ thu hút hơn 1.000 đại biểu từ các cơ quan Trung ương và địa phương mà còn để lại dư âm sâu sắc trong lòng người xem nhờ nội dung đầy cảm xúc và ý nghĩa xã hội sâu sắc.
  • Huyện Thanh Oai: Tên gọi 4 xã mới sau sắp xếp đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử
    Thực hiện chủ trương của Đảng và Thành phố Hà Nội, huyện Thanh Oai đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có việc đặt tên các xã mới đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn được Thành phố hướng dẫn, khuyến khích. Theo đó, 4 xã mới sau sắp xếp của huyện Thanh Oai gồm có xã: Thanh Oai, Bình Minh, Tam Hưng, Dân Hòa đều mang dấu ấn văn hóa, lịch sử.
Bảo vật Quốc gia chùa Phổ Quang: Chỉ di dời để phục vụ tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO