Bão số 11 giật cấp 15, sẽ gây mưa lớn trên diện rộng

Nhóm PV| 15/10/2017 00:11

Hồi 22 giờ đêm ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.

Bão số 11 giật cấp 15 vẫn tăng cấp trên Biển Đông
Đường đi của bão liên tục thay đổi

Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km và còn mạnh thêm.

Đến 22 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ), khu vực biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6, từ ngày mai (15/10) tăng lên cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) phía Bắc từ vĩ tuyến 15,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 20km.

Đến 22 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 10km và suy yếu dần.

Do ảnh hưởng của rìa phía Tây Nam hoàn lưu bão số 11, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang có mưa rào và giông, trong cơn giông khả năng có gió giật cấp 7-8.

Trước tình hình trên, ngày 13/10/2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công điện số 82/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và khu vực Bắc Bộ; Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các Bộ, ngànhđể chỉ đạo ứng phó diễn biến mưa lũ và bão số 11 (bão Khanun).


Sáng ngày 13/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã dẫn đầu đoàn công tác chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa lũ tại tỉnh Yên Bái.

Ngày 13/10, Thứ trưởng - Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo TW về PCTT Hoàng Văn Thắng đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra và hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xử lý cung trượt tại phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình.

Các Bộ: Công Thương, Giao Thông vận tải, Bộ Y tế đã có Công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai ứng phó với diễn biến mưa lũ và bão số 11 (bão Khanun).

Chiều 14-10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trưởng Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì họp ứng phó với bão số 11. Bộ trưởng nhấn mạnh cần chú ý rằng bão 11 vào trong hoàn cảnh nhiều địa phương vừa trải qua mưa lũ lớn, thiệt hại nặng nề, sẽ làm gia tăng rủi ro thiên tai. "Mưa lũ đã tàn phá làm thiệt hại về người và kinh tế. Các địa phương đang gồng mình khắc phục hậu quả. Đây là diễn biến bất lợi cho ứng phó với bão 11. Vì vậy công tác ứng phó tuyệt đối không được chủ quan ngay từ bây giờ" - Bộ trưởng lưu ý.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, TP từ Quảng Ninh đến Phú Yên, tính đến 06h00 ngày 14/10/2017, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 62.301 tầu, thuyền/266.866 lao động; 10.135 lồng bè, chòi canh thủy sản/9.906 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 11 để chủ động phòng tránh hoặc di chuyển vòng tránh thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, cụ thể: Hoạt động ở khu vực từ 14-21 độ Vĩ Bắc, 112 độ Kinh Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa): 635 tàu/ 4.619 lao động; Hoạt động ở các vùng biển khác và neo đậu tại các bến: 61.666 tàu/262.247 lao động.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Bão số 11 giật cấp 15, sẽ gây mưa lớn trên diện rộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO