Bảo Ninh Vương

Bùi Dư| 07/04/2020 09:26

(Thành hoàng làng Bằng Liệt nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội)

Bảo Ninh Vương
Miếu Gàn được coi là “tổng hành dinh” thờ Bảo Ninh Vương.
Vào thời Trần Minh Tông, niên hiệu Đại Khánh (1314 - 1323), Chu Văn An đến mở trường dạy học ở làng Cung Hoàng (nay thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì). Đến xin học có một người học trò tuấn tú, cung cách và cử chỉ khác hẳn người thường. Có bạn đồng môn khi phát hiện thấy hằng ngày người học trò kỳ lạ này từ đầm Lân Đàm lên trường theo học, đã thưa với thầy Chu, thầy biết vậy, không nói gì. Một hôm, nhìn thấy trên mỏm đầu người học trò có cánh bèo tấm, thầy Chu biết đó là con vua Thủy Tề lên học. 

Gặp năm trời làm đại hạn kéo dài, đồng ruộng khô nẻ, lúa màu nắng cháy, nhân dân lo lắng. Hôm đó, dạy học xong, thầy Chu gọi học trò lại để hỏi xem ai có cách gì giúp dân vượt qua thử thách của thiên tai khắc nghiệt. Trước yêu cầu khẩn thiết của thầy, cậu học trò không ngần ngại, đã xin nhận và thưa với thầy Chu: “Con biết là trái lệnh thiên đình sẽ bị trừng trị, nhưng con xin vâng lời thầy giúp dân chống hạn”. Sau đó, cậu học trò lấy bút và hai nghiên mực, một nghiên mực đen, một nghiên mực đỏ đem ra giữa sân. Khi mài mực đã đầy nghiên, cậu ngửa mặt lên trời đọc chú, cầm bút mực và vẩy lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, sấm chớp ầm ầm, một trận mưa rất lớn đổ xuống. Trong khi trời mưa, có một tiếng sét vang động một góc trời. Những cánh đồng đã no nước, lúa khắp vùng đã được cứu sống. 

Sáng sớm hôm sau, người ta thấy xác một con thuống luồng bị sét đánh chết nổi trên mặt đầm Lân Đoàn (sau đổi là Linh Đường). Chu Văn An  được tin này, biết đó là người học trò Thủy thần của mình đã hy sinh để làm mưa giúp dân theo ý nguyện của thầy. Thầy vô cùng thương tiếc, đã cùng dân làng quanh vùng vớt xác thuồng luồng làm lễ an táng chu đáo. 

Để tỏ lòng nhớ công ơn của Thủy thần, nhân dân bảy làng; quanh vùng đã Thủy  thần làm Thành hoàng, lập đền thờ. Đó là các xã, thôn: Bằng Liệt, Tứ Kỳ, Pháp Vân, Linh Đường, phường Hoàng Liệt; làng Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai; làng Tựu Liệt, xã Tam Hiệp; làng Lê Xá, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì. Đền chính ở làng Bằng Liệt, tên chữ Xá Can Từ, tục gọi Miếu Gàn. Sắc phong của các triều đại phong học trò Thủy thần là Bảo Ninh Vương. Tại Miếu Gàn có đôi câu đối ca ngợi Thủy thần:

Nghiêng tự đằng vân, 
thánh vực hà niên xưng đế tử,
Đàm do lưu mực, 
thần công thiên cổ thụ sứ môn.

Nghĩa:
Mây từ nghiên bay lên, 
đất thánh nghìn năm con vua xuất hiện,
Đầm còn mực lan chảy, 
Công thần muôn thủa, thầy dạy lừng danh.

Hiện nay ở gần cầu Bươu còn một cái gò nổi lên giữa dòng nước, nằm giáp xã Thanh Liệt và xã Tả Thanh Oai, tương truyền đó là mộ của Thủy thần, tên chữ là Cù Long phụ. Từ bao đời nay, dòng nước cứ chảy suốt tháng, suốt năm mà gò đất vẫn không hề xói mòn. Nhân dân các làng công đức tiền xây mộ và miếu thờ tại đây. 

Hằng năm vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, nhân dân bảy làng tổ chức lễ rước và hội tế tại Miếu Gàn. Lễ vật ngoài cỗ tam sinh còn có lễ cá chép đánh bắt từ đầm. 

Ơn đức của thần còn lưu lại trên vùng đất này qua nhiều truyền thuyết. Nơi nghiên mực rơi xuống trên đất giữa hai làng Quỳnh Đôi và Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì) đã biến thành đầm nước có màu đen nên dân gian gọi là Đầm Mực, Đầm Mực là nơi chôn vùi quân Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa giải phóng thành Thăng Long của vua Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Cây bút rơi xuống làng Tó (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì), người đời cho rằng vì thế mà làng này trở thành một làng văn học, quê hương của những danh nhân như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm…

Các cụ ở các làng quanh đầm Linh Đường kể rằng, xưa kia mỗi khi gặp hạn hán, nhân dân các làng lại tổ chức lễ cầu đảo tại Miếu Gàn, nếu trời không mưa, đoàn rước mới sang cầu Đức Thánh Chu tại đền Huỳnh Cung (cách đó độ 300 mét) và thường linh nghiệm.

Miếu thờ Bảo Ninh Vương đã được xếp hàng Di tích văn hóa cấp Quốc gia.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bảo Ninh Vương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO