Bao giờ bầu Đức và bầu Hiển ngồi với nhau?

Duy Ân/PL.TPHCM| 27/10/2017 22:43

Buổi ra mắt tân Giám đốc kỹ thuật Chung Hae-seong của HA Gia Lai vắng mặt bầu Đức vì bận công việc xa…

Chiều nay (27-10), CLB Hà Nội của bầu Hiển chạm trán với HA Gia Lai ở phố núi rất thú vị bởi đây là đội bóng của hai ông bầu đình đám nhất làng bóng Việt.

Thời đình đám, cánh báo chí không khó ghi hình những hình ảnh các ông bầu Đức, bầu Thắng, bầu Kiên… “giáp mặt” nhau. Họ chém gió rôm rả, nhất là bầu Đức và bầu Thắng hay ngồi lại với nhau có khi còn kích để truyền thông “thổi” cho đình đám các trận gạch-gỗ.

Nếu bầu Đức, bầu Thắng, bầu Kiên từng ngồi với nhau bàn chuyện làm sao cho bóng đá nước nhà phát triển thì hình ảnh bầu Đức với bầu Hiển lại là chuyện hiếm ở làng bóng dù mức độ thành công trong các lò bóng đá của hai ông bầu này rất lớn.

Bao giờ bầu Đức và bầu Hiển ngồi với nhau? - ảnh 1
Nếu bầu Đức và bầu Hiển cùng chung một chiến tuyến và cùng vì cái chung như hình ảnh thân thiện giữa bầu Đức và bầu Thắng thì bóng đá Việt Nam sẽ có tín hiệu tích cực. Ảnh: XUÂN HUY

Có thể nói rằng hai ông bầu là hai doanh nghiệp đình đám nhưng cả hai mang phong thái rất khác nhau. Bầu Đức thì ăn nói văng mạng, còn bầu Hiển thì trầm ngâm ngồi hút tẩu kiểu “bố già”. Ông bầu này cũng ít ra mặt dù thỉnh thoảng các PV ảnh vẫn chụp được cảnh ông móc tiền túi cho các cầu thủ Hà Nội, SHB Đà Nẵng…

Quân bầu Đức gần đây góp mặt nhiều ở các đội U-22 và tuyển quốc gia. Quân bầu Hiển cũng không thua kém gì, thậm chí là có những hạt nhân sáng hơn nhưng ít được báo giới “thổi” như quân bầu Đức.

Hai “lò” đào tạo của hai ông bầu này theo hai cách khác nhau. “Lò” bầu Hiển vô địch quốc gia, vô địch các giải trẻ đếm không xuể, còn lò bầu Đức thì có hiệu ứng truyền thông lẫn từ số đông người hâm mộ.

Cùng làm bóng đá, cùng có công, cùng chăm chút tuyến trẻ nên giá như hai ông bầu này ngồi lại với nhau bàn về công tác phát triển và đào tạo trẻ thì đấy sẽ là một sự kiện lớn và tích cực của bóng đá Việt Nam.

Hy vọng hai ông bầu đình đám này bớt đi kiểu hơn nhau tiếng gáy ở các giải trong nước mà cùng tính xa hơn cho mặt bằng bóng đá Việt. Như ra đấu trường quốc tế hoặc ở cấp các tuyến đội tuyển trẻ và quốc gia bóng đá Việt Nam sẽ thu hoạch nhiều và bớt đi chuyện “gà nhà đá nhau”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Bao giờ bầu Đức và bầu Hiển ngồi với nhau?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO